Nâng tầm giá trị cho rau bồ ngót
“Xà phòng thiên nhiên từ dưỡng chất của rau bồ ngót” là ý tưởng khởi nghiệp của cô Nguyễn Thị Thu Hương- giảng viên ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Cô Hương cho biết, ý tưởng này được hình thành dựa trên mong muốn tận dụng nguồn nguyên liệu giá trị để tạo ra sản phẩm xà phòng chiết xuất từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe người sử dụng, tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân.
Ý tưởng xuất phát từ thực tế
Thời điểm dịch COVID-19 bùng phát cũng là lúc cô Hương bắt đầu nhen nhóm ý tưởng làm xà phòng thiên nhiên. Bởi theo cô, xà phòng cùng với nước rửa tay khô là hai thứ vô cùng quan trọng trong phòng chống dịch.
Mỗi ngày, mỗi người đều dùng chúng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm sát khuẩn để sử dụng nhiều lần trong ngày, với thời gian dài mà lại an toàn và không hại da tay là vô cùng cần thiết.
Rồi trong một tiết học hướng dẫn sinh viên thực tập nội dung có liên quan đến rau bồ ngót, cô tình cờ nhận nhiều ý kiến đề xuất hay xung quanh việc khai thác tiềm năng của loại cây này.
Và rồi như có điều gì đó lôi cuốn, thôi thúc cô thực hiện ý tưởng làm xà phòng thiên nhiên từ rau bồ ngót để tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu phong phú ở địa phương.
Cô Hương cho hay, trước nay rau bồ ngót là một trong những loại rau ăn lá rất được ưa chuộng trong bữa ăn, bởi vị ngọt tự nhiên và có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để làm nên món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Rau bồ ngót không chỉ có giá thành rẻ mà còn dễ trồng.
Nó không chỉ có mặt trong vườn rau mà nhiều bà con còn trồng quanh hàng rào, cặp mé ao, các lối đi. Rau bồ ngót không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn mà rất ít sâu bệnh hại nên hạn chế sử dụng phân hóa học và đặc biệt là thuốc trừ sâu…
“Xà phòng thiên nhiên từ dịch chiết rau ngót không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Trong quá trình xà phòng hóa còn tạo ra Glycerin- một chất giữ ẩm tuyệt vời cho da mà thường bị chiết tách lấy ra khỏi xà phòng công nghiệp.
Đặc biệt, với tính năng bổ sung vitamin, mát da, nhanh làm lành vết thương, sản phẩm xà phòng khi làm ra từ loại rau này sẽ giúp duy trì làn da khỏe mạnh, trắng sáng hơn”- cô Hương chia sẻ.
Tham gia cùng cô Hương triển khai ý tưởng này là các sinh viên Đỗ Chánh Dương, Nguyễn Kiều Phương, Nguyễn Thị Tú Tú, Nguyễn Lữ Khôi Minh.
“Để làm ra những bánh xà phòng có khả năng sát khuẩn mà đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhóm phải thử đi thử lại nhiều lần. Từ việc lựa chọn nguyên liệu, tính chất của các loại dầu, tỷ lệ sao cho ra thành phẩm có chất lượng phù hợp với da...”- bạn Nguyễn Kiều Phương, sinh viên năm nhất ngành Công nghệ sinh học bộc bạch.
Và phải mất hơn 2 tháng, cô và trò cùng nhau nghiên cứu, sản phẩm mới từng bước được hoàn thiện.
Nâng cao giá trị cho rau bồ ngót
Tại cuộc thi ý tưởng và dự án khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2021, cô Hương và các thành viên đã tự tin giới thiệu sản phẩm hoàn chỉnh xà phòng thiên nhiên làm từ dưỡng chất rau bồ ngót.
Những chiếc bánh xà phòng có màu xanh nhạt, xanh đậm được tạo hình xinh xắn, dễ thương không chỉ bắt mắt mà còn giúp làm sạch da, loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn có hại và còn có khả năng chăm sóc da hiệu quả.
Cô Hương cho biết, rau bồ ngót sau thu hoạch, nếu không tiêu thụ được trong ngày sẽ nhanh giảm chất lượng, mất giá. Khi chuyển sang sản phẩm xà phòng, trong điều kiện thích hợp thời hạn sử dụng của nó có thể kéo dài được nhiều tháng.
Còn quy trình sản xuất ra sản phẩm cũng không quá khó. Trong đó, khâu thử nghiệm tìm ra tỷ lệ cân bằng giữa phôi xà phòng và tinh chất bồ ngót là cần nhiều thời gian hơn hết. Và qua không ít lần làm đi làm lại, cô Hương dần tìm ra bí quyết bổ sung dưỡng chất rau ngót ít hoặc nhiều mà vẫn đảm bảo đạt tiêu chí màu sắc, chất lượng sản phẩm.
“Bồ ngót sau nhặt phần lá tươi, chọn lá càng già, càng xanh thì dưỡng chất càng nhiều, sau đó đem xay, lọc lấy nước cốt. Do lá bồ ngót nhạt mùi nên để sản phẩm có hương thơm đáp ứng theo sở thích người tiêu dùng, nhóm đã nghiên cứu bổ sung bằng tinh chất cam, bưởi, bạc hà.
Xà phòng trước khi ra mắt sẽ được kiểm tra nồng độ pH trong khoảng phù hợp để đảm bảo mang lợi ích tốt cho da”- cô Hương cho biết thêm.
Ý tưởng “Xà phòng thiên nhiên từ dưỡng chất của rau bồ ngót” được cô Hương đặt khá nhiều tâm huyết. Vì không chỉ góp phần nâng cao khả năng học hỏi và sáng tạo của sinh viên, tạo ra sản phẩm có giá trị về sức khỏe cho người sử dụng mà nó còn mang ý nghĩa tìm đầu ra cho nhà vườn.
Bình thường, giá rau bồ ngót trung bình khoảng 15.000 đồng/kg. Trong khi đó, 1 gam bồ ngót có thể làm ra khoảng 10 bánh xà phòng. Mỗi sản phẩm có thể bán trên thị trường10.000 đồng.
Ý tưởng này đã đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi khởi nghiệp tỉnh vừa rồi. Và sắp tới, sản phẩm dự kiến sẽ được trưng bày tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học của trường.
“Sau khi sản phẩm được giới thiệu chính thức, nếu được sự ủng hộ, đón nhận của khách hàng, tôi sẽ hoàn thiện hơn để đưa vào kinh doanh, nhất là thông qua các kênh mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, các cửa hàng tạp hóa… để qua đó, vừa có thêm thu nhập lại vừa góp phần nâng cao giá trị của loại rau dân dã này”- Cô Hương chia sẻ.
Bài, ảnh: CẨM HUỆ
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.