Nén nhang đã tắt, bố lại khắc khoải đợi con về
Hôm nay tiễn chúng đi rồi. Những đốm nhang cuối cùng chúng thắp cho mẹ đã tắt tự bao giờ. Ông vẫn ngồi đó, khắc khoải đốt thuốc. Từ bây giờ ông lại ở đây để đợi chúng trở về.
Ông ngồi đốt thuốc, đã 11 giờ đêm, trà cũng đã nguội, nhang trên ban thờ đã cháy hết, tàn rụng xuống chân lư.
Bà mất, bằng cái cách nào đó hạnh phúc cũng bỏ ông mà đi mất. Con cái lấy vợ, gả chồng chóng vánh, chúng lần lượt xa ông hết cả. Còn lại ông lủi thủi một mình, cô độc trong căn nhà rộng, ngày trước đủ cho tám con người.
Ngày ấy, ba gian nhà ngói luôn tràn ngập tiếng cười nói, giờ chỉ có tiếng thạch sùng chắc lưỡi, tiếng mọt nghiến gỗ ken két và thi thoảng là tiếng thở dài của ông.
Ngoài vườn cỏ mọc đầy, ông cũng chẳng buồn nhổ. Trái cây chín rụng đầy gốc. Cây ổi ruột đỏ mà cái Lụa thích nhất, ngày mấy bận leo lên nằm ở chạng ba cây, vừa ăn vừa ngửa mặt nhìn lên. Nhìn lá, nhìn trời mà nói vọng xuống đủ thứ chuyện. Cái con bé con tính thẳng như ruột ngựa, nghĩ gì nói đó, bỗ bã chẳng ngán ai bao giờ.
Sau hồi là cây ổi lê, ruột trắng sum suê che cả ban công mà cái Luân ưa nhất. Con bé thường leo lên cây ổi rồi trèo qua ban công, ngồi trên ấy hàng giờ. Nhìn hết thảy cái làng nhỏ, nhìn buổi chiều buông dần sau núi, tha thẩn mơ màng đâu đâu.
Cái Lĩnh bận bịu học hành, ít rảnh rỗi mà ra vườn như mấy đứa khác. Con bé ấy mạnh mẽ can trường, nó luôn làm ông yên tâm nhất. Ông thương nhất đứa gái đầu, cái Lành là đứa chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cả thảy. Sớm thôi học vì bố mẹ vất vả, phụ nuôi đàn em tuổi ăn tuổi lớn.
Ông bắt bà phải sinh cho được đủ hai thằng con trai cho có anh có em. Vì vậy mới ra một dây con gái. "Chẳng vì thằng út thì chả có mấy cô bây giờ". Ông hay quát thế mỗi khi có cô nào làm ông phật lòng. Mấy đứa con gái của ông lớn lên bằng niềm tin, đàn bà cũng phải gánh vác như đàn ông. Nhưng tuyệt nhiên phải là đàn bà đúng nghĩa, tóc phải dài, ý tứ ăn ở phải là đàn bà chuẩn chỉnh. Các cô sống trong cái khuôn phép với một ngàn lẽ cái sự hà khắc của ông.
Mọi sự ưu tiên dành hết cho hai cậu nhà. Miếng gì ngon, phần nào nạc thì luôn là phần của hai cậu. Chiếc quần, tấm áo của hai cậu cũng luôn là phải chỉn chu hơn. Ông luôn tự hào vì có hai cậu con trai ngoan ngoãn, không rượu chè, cờ bạc hay lai vãng chơi bời. Ai bảo ông trọng nam khinh nữ rành rành, ông chỉ cười. Chẳng trọng, chẳng khinh, đứa nào cũng được ăn, được học như nhau. Đứa nào lo hậu, tức là hương khói cha mẹ sau này thì vất vả hơn cả một đời. Có ưu tiên hơn một chút cũng là lẽ thường.
Bà thì như con nhện, rút ruột nhả tơ, tơ là lũ con sáu đứa, là sức lực chăm bẵm nuôi nấng chúng nên người. Con vừa lớn đủ lông, đủ cánh thì sức lực bà cũng cạn. Bà bị bệnh tim ròng rã chục năm trời rồi đi.
Chỉ thương lũ con côi cút, rồi gái sinh, dâu đẻ không có người đỡ đần. Ruột ông thắt lại. Người ta nói không chối được, ấy là cái giống đàn ông khi có vợ mới biết thương mẹ, khi có con mới biết thương vợ và khi có cháu thì thương con day dứt. Lẽ là đàn ông nông cạn chăng, khi tận mắt thấy thì mới ngẫm ra. Nghe đứa nào vượt cạn là ông nóng ruột nóng gan, vì trước ông từng chứng kiến vợ suýt mất mạng vì băng huyết khi sinh thằng út. Nhưng lo là chỉ để vậy chớ giúp được gì đâu.
Ông lần mò tìm hiểu, hỏi han thêm mấy cụ cao tuổi kinh nghiệm chăm nuôi trẻ nhỏ rồi chỉ bảo con dâu, con gái. Ông vội vã ôm vào mình luôn cái phần làm mẹ cho lũ con côi cút.
Trước kia chẳng bao giờ ông động đến bếp núc, cơm nước trong nhà đã có vợ với lũ con gái lo. Bây giờ ông tự túc rồi, mỗi bận chúng về ông đi chợ, vào bếp nấu nướng, vì thương con bận bịu con cái. Cái bữa đầu mới về, đứa con gái bưng tô cháo cha hì hụi dậy sớm nấu cho mà rưng rưng nước mắt. Thương cha cháy lòng.
Ông xưa nay khó tính, điều gì không vừa mắt là nói ngay, bởi vậy ít được lòng người khác. Con gái thì lấy chồng xa, con dâu thì ở cùng không được nên dọn ra riêng. Ông sống một mình, quen tính tằn tiện, rau dưa qua ngày, các thức ấy ông trồng tất. Con cái cho đồng nào cất đặng để lo khi bệnh tật. Lâu lâu đứa nào tạt qua mang cho miếng gì ngon thì ông ăn, phần lại cho đứa cháu nội.
Tháng ngày mòn mỏi mong con cháu về. Lễ tết chúng về cả, lao xao vài ba ngày rồi lũ lượt đi hết. Ông càng buồn hơn. Nay đây ông mới thấm được nỗi niềm của vợ ông, mấy chục năm trời lấy chồng xa, gia cảnh nghèo nàn, chẳng được mấy lần về quê thăm gia đình. Phần vì đàn con nheo nhóc, đứa này vừa thôi bú mớm thì đứa khác đã tòi ra. Cha mẹ tháng ngày mong ngóng con héo hắt. Mình thì luôn ngăn nửa trái tim để phần đó mà nhớ thương cha mẹ. Đằng đẵng. Cho đến khi vùi mình vào tro bụi cũng còn xa cách. Không biết linh hồn có tồn tại mà trở về, còn xác thịt gửi lại xứ người. Bên chồng, bên con mãi mãi.
Những đứa con gái của ông rồi cũng như tất cả đàn bà xứ này, ghi tên vào gia phả nhà người. Là người của nhà khác khi đã gả chồng đi. Người đời nói "Con gái là mối làm ăn lỗ vốn của cha mẹ".
Ông thầm nghĩ, vốn với lời gì, chỉ mong cho chúng yên ổn, khỏe mạnh là ông an tâm rồi. Tuổi tác ngày càng nhiều, ông càng sống càng thấm, càng thấy thương con gái nhiều hơn. Bởi lẽ, làm đàn bà trời sinh vốn đã thiệt thòi, đời mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu. Vớ phải thằng chồng không ra gì thì cuộc đời coi như bỏ. May phước đức ông bà, con rể ông đều lo làm, thương con, yêu vợ.
Nhưng nhà nào mà chả có lúc bất hoà, vợ chồng nào mà không có khi cãi vã, ghen tuông. Những lúc ấy, ông phải đứng ra mà phân giải, khuyên bảo, can ngăn hết thảy hai bên. Có cái lý lẽ cứng rắn của người cha, gồm luôn cả cái hiền hậu vị tha của người mẹ.
Mỗi bận chúng về rồi đi, ông lại loay hoay gói gói ghém ghém quà quê cho chúng mang đi. Buồng chuối hay cây trái trong vườn, khi là con gà, cặp vịt, khi là ít khoai lang, khoai môn, lúc thì ít đậu, ít vừng. Không lấy ông lại dỗi. Đám con đi rồi, thắt ruột thương cha, phải chi còn mẹ.
Hôm nay tiễn chúng đi rồi. Những đốm nhang cuối cùng chúng thắp cho mẹ đã tắt tự bao giờ. Ông vẫn ngồi đó, khắc khoải đốt thuốc. Từ bây giờ ông lại ở đây để đợi chúng trở về.
*Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt
Bài dự thi cuộc thi viết Cha và con gái
Tác giả: Thảo Nguyên
Địa chỉ: Nhà 1, kiệt 4, tổ 10, Nam Thượng, Phú thượng, TP. Huế
Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"
Yêu cầu
- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.
- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…
Đối tượng dự thi
- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi
- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.
- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.
Thời gian nhận bài thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.
- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.
Địa chỉ nhận bài thi
- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].
- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.
Thông tin liên hệ
Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).
Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định
Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!
Giải trí ảo, hậu quả thật
Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.