Xưa - Nay

Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam An Giang được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ hai, 20/02/2023, 09:43 AM

(NSMT) - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Tập quán xã hội và tín ngưỡng nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam thị xã Tân Châu và huyện An Phú, tỉnh An Giang được đưa vào danh mục.

Tân Châu và An Phú là hai địa phương có đông đồng bào Chăm Islam sinh sống ở tỉnh An Giang. Người Chăm Islam ở An Giang đã hình thành nên những giá trị văn hóa tiêu biểu trong tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, trang phục... Đặc biệt, phải kể đến nghi lễ vòng đời, làm nên di sản văn hóa phi vật thể quý báu. Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang có thể chia làm 3 giai đoạn: nghi lễ trong giai đoạn sinh (cắt rốn, cắt tóc, đặt tên...), nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành (tục cắt da quy đầu, tục cấm cung, cưới xin...), nghi lễ trong giai đoạn tử (tẩn liệm, an táng...).

Buổi đưa rể trong lễ cưới người Chăm Islam An Giang. (Ảnh: Roset Mohamed)

Buổi đưa rể trong lễ cưới người Chăm Islam An Giang. (Ảnh: Roset Mohamed)

Các nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam An Giang so với người Chăm Bàni và Chăm Bàlamôn có những điểm tương đồng, nhưng về cơ bản vẫn khác nhau. Sự tương đồng này bắt nguồn từ cội rễ xa xưa tổ tiên của ba cộng đồng người này, đó là có cùng nguồn gốc, sống chung trong vương quốc Champa. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, với quá trình di cư, cộng cư liên tục, mỗi cộng đồng dân tộc có sự giao lưu và tiếp biến những giá trị văn hóa phù hợp. Trong sự biến đổi ấy, có sự biến đổi các nghi lễ vòng đời. Mặt khác, sự khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến sự khác biệt trong các nghi lễ vòng đời của mỗi cộng đồng dân tộc. Điều đáng nói là, tuy có sự khác biệt cơ bản, nhưng nhìn chung nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam An Giang, người Chăm Bàni hay người Chăm Bàlamôn đều chứa đựng những giá trị độc đáo.

Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở thị xã Tân Châu và huyện An Phú, An Giang thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan của các tín đồ Islam giáo, chứa đựng nhiều nét đặc sắc, nhiều dấu ấn Hồi giáo chính thống, đồng thời cũng ít nhiều mang tính bản địa do quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa trong mối quan hệ cộng cư. Mặc dù vậy, nghi lễ vòng đời của họ vẫn còn giữ lại nhiều giá trị truyền thống độc đáo. Nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan và khoa học về các giá trị của nghi lễ vòng đời người Chăm Islam An Giang là cơ sở quan trọng để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo các vấn đề an sinh cho cộng đồng dân tộc.

Vợ chồng nghệ nhân Chau Men Sa Ray và Néang OK là linh hồn của Đoàn Nghệ thuật dì kê xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. (Ảnh: Báo dân sinh)

Vợ chồng nghệ nhân Chau Men Sa Ray và Néang OK là linh hồn của Đoàn Nghệ thuật dì kê xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. (Ảnh: Báo dân sinh)

Ngoài ra, nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật sân khấu Dì Kê của người Khmer Xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cũng là 1 trong 2 di sản ở An Giang được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật truyền thống Khmer Nam bộ, dì kê cùng với điệu múa Rô băm vốn là nghệ thuật cung đình của Vương quốc Khmer. Đây là loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ Java hoặc Malaysia được chỉnh sửa chọn lọc rồi kết hợp với Rô băm tạo thành một phong cách riêng...

Thảo Nguyên (T/H)  
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.