Người bệnh hen suyễn nên ăn gì và tránh ăn gì?
(NSMT) – Có phải khi bị hen suyễn, bạn thường thắc mắc rằng nên ăn gì và tránh ăn gì để có thể điều trị bệnh hiệu quả, cũng như thúc thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể? Nhịp sống miền Tây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

pacificcross.com.vn
Theo hệ thống Y tế Vinmec, hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản. Đây là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở.
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: ho, nặng ngực, cảm giác ngực căng tức như đang bị bó chặt, khó thở, thở khò khè...
Bệnh hen suyễn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm mà chỉ có các phương pháp giúp kiểm soát bệnh. Điều đó có nghĩa là bệnh có thể tái phát nếu không được bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Vì vậy người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây để góp phần giúp cải thiện hoặc kiểm soát các triệu chứng hen tốt hơn.
Bổ sung chất béo omega -3

Bệnh hen suyễn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm mà chỉ có các phương pháp giúp kiểm soát bệnh. Ảnh: vinmec.
Chế độ ăn đủ chất béo omega – 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm. Do đó để phòng và điều trị hen suyễn, tốt nhất bệnh nhân hen suyễn nên tăng cường những thực phẩm giàu omega 3 như: cá hồi, các trích, cá thu, các loại hạt có dầu…
Trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ luôn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong bất kỳ chế độ ăn giúp cải thiện mọi loại bệnh tật. Tại sao trái cây và rau củ có lợi cho hen suyễn?
Trong trái cây chứa các chất chống oxy hóa như: các vitamin, flavonoid,... giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Bên cạnh đó, các chất này giúp trung hòa và tiêu diệt các gốc tự do là nguyên nhân gây ra hen suyễn và các bệnh tật khác.

Lượng vitamin C dồi dào trong các loại trái cây họ cam như: bưởi, quýt, mâm xôi, xoài, kiwi giúp xoa dịu viêm nhiễm hen suyễn hiệu quả. Ảnh: PNGio.
Một số loại rau củ quả bạn có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình như các loại quả giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, rau xanh như rau mồng tơi, rau cải, rau dền, bí đỏ, khoai,... Rau củ quả còn tốt cho quá trình tiêu hóa, cũng như toàn bộ cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin D

Tắm nắng cũng là một phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Ảnh: Internet.
Bệnh nhân hen suyễn thường có hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp. Do đó bạn nên bổ sung thực phẩm giàu thành phần này để hỗ trợ quá trình điều trị. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: sữa, trứng, cá, hải sản,… Hoặc bạn có thể tắm nắng từ 6 – 8 giờ sáng để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Chỉ sau vài tuần bổ sung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng, bạn sẽ nhận thấy các cơn hen suyễn giảm đi rõ rệt.
Thức ăn phụ
Bên cạnh các thức ăn chính nhằm đảm bảo tăng cường đề kháng và hỗ trợ tốt cho việc hô hấp, người mắc bệnh hen cũng thường xuyên nên ăn các thực phẩm sau đây:
Hành củ: hành củ có tác dụng chống dị ứng tuyệt vời, bên cạnh đó nó còn ức chế sự hưng phấn của thần kinh, tăng khả năng chống stress gây hen.
Tỏi: Bệnh nhân mắc hen nên ăn một vài nhánh tỏi nướng một ngày bởi tỏi có khả năng phòng chống các cơn hen cấp tính.
Khoai sọ, bí đỏ: có khả năng long đờm tốt.
Nước ngó sen, nước đậu đen: hai loại nước này có khả năng chặn cơn ho cực tốt và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hen.
Ngoài ra, người bệnh hen suyễn nên tránh:
Thực phẩm giàu calo
Đứng đầu danh sách người bị hen suyễn không nên ăn gì là các thực phẩm chứa nhiều calo. Tăng cân do nạp nhiều calo không chỉ tác động xấu cho sức khỏe nói chung mà còn rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học, các triệu chứng bệnh này nghiêm trọng hơn ở những người béo phì. Vì thế, hãy cân bằng lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để cung cấp năng lượng hợp lý cho cơ thể và tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Rượu, bia

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Bạn luôn tự hỏi tại sao lại có cảm giác khó thở sau khi uống rượu, bia phải không? Vì chúng là các chất gây khó thở hàng đầu, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, hô hấp…Vì vậy, hãy từ bỏ rượu, bia, các chất kích thích ngay nếu có thể.
Các chất bảo quản, điều vị và tạo màu
Các chất bảo quản, điều vị và tạo màu trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh có thể gây dị ứng đối với một số bệnh nhân hen. Những người vốn đã bị dị ứng với thực phẩm có thể mắc thêm bệnh hen phế quản. Các sản phẩm từ bơ sữa, bột mỳ và các loại quả hạch là những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất.
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Khi bảo quản thịt xông khói, nhiều người lựa chọn cho vào ngăn đá tủ lạnh vì nghĩ rằng làm như vậy có thể giữ được độ tươi lâu.
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Để giữ gìn sức khỏe cần lưu ý 10 điều sau đây.
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
Nhiều người có thói quen tiêu thụ các loại hạt vào ngày Tết. Nếu chúng ta biết tiêu thụ khoa học, hợp lý thì sức khỏe sẽ tăng cao, ngược lại sẽ làm cơ thể bị tác động tiêu cực.
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Không bánh chưng, ăn ít đồ chiên rán và thực phẩm từ thịt nhưng vẫn tăng cân, nhiều chị em bất ngờ khi biết lý do.
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Ớt là một loại gia vị và được xem như là một loại rau quả, với vị cay nồng nóng và thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, ăn ớt có thể giúp con người sống lâu hơn.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.