Dinh dưỡng

Người bị bệnh huyết áp cao nên tránh những thực phẩm nào?

Thứ năm, 19/08/2021, 14:40 PM

Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn uống.

Cao huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Trong điều trị bệnh tăng huyết áp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh cao huyết áp không nên ăn.

Muối

salt

Muối đứng đầu danh sách thực phẩm không nên bổ sung cho người bệnh cao huyết áp. (Ảnh: Nature)

Nguyên nhân là vì muối làm tăng tính thấm của màng tế bào và gây tăng nước trong thành tế bào, thành mạch tăng cương lực gây co mạch, sức cản ngoại vi tăng gây tăng huyết áp và không tốt cho tim mạch. Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 1.500mg muối mỗi ngày.

Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có đến 75% lượng muối được hấp thu vào cơ thể là từ nguồn thực phẩm đóng gói. Một số thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối bao gồm: thịt nguội, bánh pizza đông lạnh, nước ép rau củ, súp đóng hộp, sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai.

Đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt có gas

beer

Cồn trong rượu, bia là chất kích thích kiến cho tinh thần sảng khoái, hưng phấn. Nhưng kết quả của sự hưng phấn này là tim đập nhanh, máu bơm đi liên tục làm tăng huyết áp. (Ảnh: Foodyvn)

Trà đặc cũng có tác động tương tự, còn khiến cho người bệnh mất ngủ, tâm lý bất an. Nước ngọt khiến cơ thể nhanh khát và uống nhiều, làm cho cơ thể dễ béo nên nước ngọt không tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.

Thức ăn nhiều năng lượng

huyet ap

Thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mía, đường glucose,...) là một trong những nguyên nhân gây béo phì. (Ảnh: Vinmec)

Khi béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng làm huyết áp tăng. Do đó, huyết áp cao phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức sáu muỗng cà phê (24g) mỗi ngày. Với đàn ông, chín muỗng cà phê (36g) là đủ cho một ngày.

Da gà và thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu

medta

(Ảnh minh họa: Medlatec)

Người cao huyết áp cần kiểm soát lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm mà cơ thể nạp vào mỗi ngày. Nhóm thực phẩm này bao gồm: da gà, thịt đỏ, bơ, sữa béo,…

Việc hấp thụ quá nhiều chất béo xấu này làm tăng LDL trong máu, khiến tình trạng cao huyết áp tồi tệ hơn. Bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc hẹp động mạch, nhồi máu cơ tim,…

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi ăn nó sẽ được tiêu thụ nhiều, làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch, tăng huyết áp.

Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,...

Mì ăn liền

45

Ăn quá nhiều mì ăn liền sẽ dẫn tới thiếu chất. 

Mọi người có thể định lượng được dinh dưỡng trong gói mì ăn liền, ngoài tinh bột và chất béo thì các chất khác không đủ, chưa kể việc ăn mì ăn liền với công nghệ sản xuất kém còn dẫn đến sản phẩm kém chất lượng. Ăn nhiều mì ăn liền kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu do đó các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh. Việc ăn dài ngày dẫn đến sụt cân và cơ thể suy nhược. Mì ăn liền được chế biến với nhiều gia vị là muối ăn không tốt cho người bị tim mạch và tăng huyết áp. Việc đưa vào cơ thể một lượng lớn muối ăn rõ ràng khiến huyết áp người bệnh ngày càng tăng và mất kiểm soát bệnh.

Thảo Nguyên (t/h)  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.