Phong cách sống

Người Chi hội trưởng Cựu chiến binh gương mẫu

Chủ nhật, 28/08/2022, 02:04 AM

(NSMT) - Sống giản dị, luôn gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao là những lời khen của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Song Phụng và lãnh đạo địa phương dành cho ông Nguyễn Văn Kết, Chi hội trưởng, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Không chỉ gắn bó, năng động trong công tác Hội, ông Kết còn luôn tiên phong, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.

Năm 1978, chàng thanh niên Nguyễn Văn Kết đăng ký lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự ở địa phương quân Long Phú (Huyện đội, đóng tại xã Lịch Hội Thượng). Sau 3 năm công tác, ông xuất ngũ trở về, lập gia đình ra ở riêng và tham gia sinh hoạt tại Chi hội CCB ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng.

Buổi đầu cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, không có vốn, ít đất sản xuất, hai vợ chồng chỉ dựa vào vài công đất ruộng cha mẹ chia cho lúc lập gia đình. Nhưng  với ý chí vượt khó của Bộ đội Cụ Hồ, ông Nguyễn Văn Kết, hăng say lao động sản xuất, đến nay gia đình ông đã có 20 công đất ruộng và 5 công đất vườn, chuyên trồng nhãn, dừa và chanh, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Kết, CCB gương mẫu.

Ông Nguyễn Văn Kết, CCB gương mẫu.

Không chỉ là tấm gương vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, ông còn là tấm gương sáng nuôi con thành đạt, gia đình ông có hai người con trai (tất cả đều lập gia đình), người con trai lớn, hiện là công chức của ngành Thanh tra huyện, người con trai kế, nay là nhân viên của một Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Con cái khôn lớn, chăm ngoan, kinh tế gia đình ổn định, ông Kết tích cực tham gia các hoạt động, phong trào trong Hội Cựu chiến binh và địa phương phát động. Ông còn được đồng đội tin tưởng bầu giữ chức vụ Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp Phụng Sơn, từ năm 2013 cho đến nay.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Kết cho biết, trong cuộc sống, nếu chúng ta biết vươn lên và cần cù trong sản xuất; mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật, nhất là trong chuyển đổi sản xuất sẽ gặt hái thành công và sẽ “vượt cái khó, thắng cái nghèo”. Những năm 1990, gia đình chọn cây nhãn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế và cho thu nhập rất cao; sau khi bệnh chuỗi rồng xuất hiện và kéo dài, gây thiệt hại cho cây nhãn khá lớn, gia đình chuyển sang trồng chanh và cây dừa, với mô hình, “lấy ngắn nuôi dài” trong quá trình chuyển đổi, gia đình còn linh hoạt nuôi thêm gà, vịt, cá, trồng rau xung quanh nhà, nhằm cải thiện bữa ăn, tiết kiệm chi phí, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Để giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế bằng nội lực, từ năm 2013 cho đến nay, Chi hội CCB ấp Phụng Sơn luôn duy trì mô hình hùn vốn xoay vòng, giúp nhau phát triển kinh tế, đến nay, nguồn vốn của chi hội vận động hội viên đóng góp được trên 12 triệu đồng (38 hội viên, góp vốn xoay vòng 100.000 đồng/năm), giúp cho gần 10 lượt hội viên mượn vốn, mua phân bón và vật tư nông nghiệp, phát triển vườn cây ăn trái.

Ông Nguyễn Văn Kết cùng đoàn thể ấp đi vận động bà con nhân dân tiêm vắc xin phòng Covid – 19.

Ông Nguyễn Văn Kết cùng đoàn thể ấp đi vận động bà con nhân dân tiêm vắc xin phòng Covid – 19.

Ông Kết chia sẻ: “Toàn Chi hội có 38 hội viên, hiện nay, Chi hội chỉ còn một hội viên nghèo (hội viên tuổi già, thuộc diện bảo trợ xã hội), trên 80% hộ hội viên có mức sống khá giàu và gần 20% hộ hội viên có mức sống trung bình, 100% hội viên đều có nhà ở đạt chuẩn. Hơn 90% hộ gia đình hội viên tự xây dựng được mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, mỗi mô hình cho thu nhập từ 80 – 500 triệu đồng/năm/mô hình. Kinh tế gia đình phát triển, cuộc sống hội viên ổn định, do đó, đa số hội viên đều nhiệt tình tham gia đóng góp xây dựng quê hương, nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới”.

Ông Trương Vũ, Chủ tịch Hội CCB xã Song Phụng, nhận xét: “Chi hội CCB ấp Phụng Sơn, nhiều năm qua hoạt động rất tích cực, nhất là phong trào CCB tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nổi bật là đồng chí Kết luôn nhiệt tình, gương mẫu đi đầu, vận động hội viên trong chi hội hiến đất, ngày công lao động xây dựng đường giao thông nông thôn đạt chuẩn, xây dựng mô hình “Thắp sáng đường quê”, với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Vận động hội viên Dương Văn Nhâm, hiến đất với chiều ngang 4m, dài trên 60m, trị giá hàng trăm triệu đồng; hội viên Dương Văn Sĩ, hiến đất với chiều ngang 5,5m, chiều dài trên 80m, để xây cầu, mở rộng mặt đường, nâng chất các tiêu chí về giao thông, sớm hoàn thành mục tiêu đưa ấp Phụng Sơn về đích nông thôn mới nâng cao”.

Chủ tịch Hội CCB xã Song Phụng cùng các đồng đội đến thăm nhà CCB Nguyễn Văn Kết.

Chủ tịch Hội CCB xã Song Phụng cùng các đồng đội đến thăm nhà CCB Nguyễn Văn Kết.

Với ý chí vượt khó của người lính Cụ Hồ, cùng nguồn vốn nghĩa tình, đến nay, Chi hội CCB ấp phụng Sơn đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao như: Tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp, mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi cá, nuôi gà, ốc bươu đen, mô hình trồng cau, dừa, chuối sáp, nhãn xuồng cơm vàng, ổi si rô, táo mỹ… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Không chỉ gương mẫu trong công tác tuyên truyền xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả, đồng chí Kết còn tiên phong trong chuyển đổi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, vốn liếng, cây giống, vật nuôi nếu đồng đội và bà con trong xóm, ấp có nhu cầu. Đây là một đức tính tốt, rất cần được nhân rộng để mọi người cùng noi theo”. Đó là lời nhận xét của ông Nguyễn Văn Á, Bí thư Chi bộ ấp Phụng Sơn, đối với ông Kết.

Thông qua phong trào “Cựu chiến binh gương sáng”, CCB Nguyễn Văn Kết luôn giữ vững và phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong mọi công tác ở địa phương và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, là trong phát triển kinh tế, với cách nghĩ, cách làm mới, nhiều hội viên CCB ấp Phụng Sơn đã mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng hiệu quả các mô hình kinh tế, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế trong từng hội viên, góp phần rất lớn, sớm đưa vùng quê Song Phụng anh hùng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Sao Khuê  
Những “bông hoa khuyết”  tỏa sáng trên đường chạy

Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy

(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.

Lặng lẽ nghề pháp y

Lặng lẽ nghề pháp y

(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.

Lễ hội Oóc Om Bóc

Lễ hội Oóc Om Bóc

Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.

Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ

Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ

(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…

Người trẻ sợ ngày cuối tuần

Người trẻ sợ ngày cuối tuần

(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.