Người mắc Covid-19 ăn cam có tốt không?
(NSMT) - Người mắc Covid-19 ăn cam có tốt không khi loại quả này chứa nhiều vitamin, dưỡng chất góp phần tăng sức đề kháng và miễn dịch?
Người mắc Covid-19 ăn cam được không?
Theo y học hiện đại, cam có các thành phần như vitamin C, canxi, acid amin, kali, photpho... giúp tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho người mắc Covid-19.
Cam không chỉ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Nước cam là loại thức uống dành cho mọi người, đặc biệt người ốm, mới ốm dậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cam chứa vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Nước cam cũng có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm cụ thể liên quan đến bệnh mãn tính.

Cam tốt cho người mắc Covid-19, người mới ốm dậy (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền, cam hơi cay, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, trừ ho, sinh tân, tăng kháng thể và hỗ trợ chuyển hoá trong cơ thể. Với những F0 thể Dental thường mất mùi và nhạt miệng, cam có tác dụng điều tiết mùi vị, kiện tỳ (cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như dạ dày).
Ngoài ra, cam có thành phần tốt cho bệnh nhân xơ vữa nền mạch, tăng cholesterol tốt (HDL) ở người béo phì, kích thích hệ tiêu hoá, cải thiện khả năng hấp thụ ở trẻ em. Nước cam cũng đã được chứng minh là làm tăng mức HDL ở những người có mức độ cao có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Người bị tiểu đường mắc Covid-19 có thể dùng cam tăng đề kháng
Theo BSCK II. Nguyễn Thị Thu Hằng, khoa Lão, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, F0 có bệnh nền tiểu đường vẫn dùng cam ngọt được hoặc cam hơi chua tuỳ theo sở thích. Để giảm chua, người bệnh pha thêm đường dành riêng cho người bị tiểu đường. Với những F0 gặp chứng kích thích dạ dày, nên dùng nước cam sau khi ăn no để việc hấp thu các thành phần được tốt hơn.
Trường hợp bệnh nhân bị dạ dày nặng có thể chuyển cam sang quýt với hàm lượng dinh dưỡng tương đương.
"Nước quýt cũng có nhiều lợi ích cho sức khoẻ của F0, trong đó nổi bật là dưỡng phổi", bác sĩ Thu Hằng cho hay.
Cũng theo bác sĩ Hằng, phần cùi trắng (sau lớp vỏ bên ngoài) của một số loại cam như cam Hà Giang có tác dụng cải thiện triệu chứng rát họng, hỗ trợ long đờm. Người bị kích ứng dạ dày nên ăn cùi cam với phần thịt múi để giảm kích thích dạ dày. Người bệnh có thể hấp cùi cam cùng chút mật ong, nước quất cho dễ ăn nếu chưa quen.
"Cam có nhiều lợi ích như vậy nên tôi thường khuyến khích bệnh nhân mắc Covid-19 bổ sung nước cam trong thực đơn ăn uống hàng ngày", bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng chia sẻ.
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Khi bảo quản thịt xông khói, nhiều người lựa chọn cho vào ngăn đá tủ lạnh vì nghĩ rằng làm như vậy có thể giữ được độ tươi lâu.
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Để giữ gìn sức khỏe cần lưu ý 10 điều sau đây.
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
Nhiều người có thói quen tiêu thụ các loại hạt vào ngày Tết. Nếu chúng ta biết tiêu thụ khoa học, hợp lý thì sức khỏe sẽ tăng cao, ngược lại sẽ làm cơ thể bị tác động tiêu cực.
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Không bánh chưng, ăn ít đồ chiên rán và thực phẩm từ thịt nhưng vẫn tăng cân, nhiều chị em bất ngờ khi biết lý do.
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Ớt là một loại gia vị và được xem như là một loại rau quả, với vị cay nồng nóng và thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, ăn ớt có thể giúp con người sống lâu hơn.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.