Người tập gym nên ăn thịt gà hay trứng để bổ sung nhiều protein?
Thịt gà và trứng là 2 loại thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, đâu là loại thực phẩm giàu protein và tốt cho sức khỏe hơn là thắc mắc của nhiều người.
Hầu hết những người tập thể hình hoặc đang có nhu cầu giảm cân đều rất quan tâm đến chế độ ăn uống cũng như đặc biệt chú trọng việc bổ sung thực phẩm giàu protein.
Theo giới chuyên môn, protein, còn được gọi là polypeptide, là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đóng nhiều vai trò thiết yếu khác nhau trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Shruti Keluskar (Ấn Độ) cho biết, protein cần thiết cho sự hình thành mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả răng và xương.
Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Thực phẩm & Chức năng, đối với một người trưởng thành khỏe mạnh với hoạt động thể chất tối thiểu, lượng protein khuyến nghị trong chế độ ăn uống là 0,8 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm giàu protein hoặc thức uống bổ sung chứa lượng lớn protein nhưng thịt gà và trứng vẫn là hai loại thực phẩm cung cấp protein được nhiều người lựa chọn nhất.
Thịt gà hay trứng cung cấp nhiều protein hơn?
Thịt gà hay trứng đều được xếp vào nguồn protein nạc. Chuyên gia cho biết, tốt hơn hết nên chọn nguồn protein nạc vì chúng có hàm lượng chất béo thấp hơn so với nguồn protein không nạc. Nguồn protein nạc bao gồm thịt gà, cá thịt trắng, trứng, sữa chua Hy Lạp nguyên chất, các loại hạt.
Trong khi đó, nguồn protein không nạc thường có nhiều chất béo. Chúng bao gồm thịt chế biến, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gam trứng trắng cung cấp 10,9 gam protein. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tập trung vào protein, hãy ăn trứng màu nâu bởi 100 gam trứng nâu chứa 12 gam protein.
Đối với thịt gà, theo USDA, nếu ăn 100 gam ức gà, bạn sẽ nhận được 23,2 gam protein.
“Thực tế, cả thịt gà và trứng đều là thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, sự lựa chọn giữa hai thứ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sở thích ăn kiêng cá nhân, nhu cầu dinh dưỡng và cân nhắc về sức khỏe”, Keluskar nói.
Ví dụ, nếu bạn đang tập trung vào việc giảm cân và muốn thực hiện chế độ ăn giàu protein, ức gà là lựa chọn phù hợp cho bạn. Thịt gà là loại thịt nạc đặc biệt giàu protein chất lượng cao. Nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để phát triển, sửa chữa và duy trì cơ bắp.
Mặt khác, trứng là nguồn protein hoàn chỉnh, nghĩa là chúng chứa tất cả các axit amin thiết yếu theo đúng tỷ lệ. Chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, trứng còn linh hoạt hơn khi nấu và có thể kết hợp vào nhiều món ăn khác nhau.
Ăn bao nhiêu thịt gà và trứng là đủ?
Người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn 7 quả trứng mỗi tuần mà không cần lo ngại việc ảnh hưởng đến tim mạch. Với người bị tiểu đường type 2 chỉ nên ăn tối đa 1 quả trứng 1 ngày và 5 quả trứng 1 tuần. Người bị tim mạch hoặc người nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch có thể ăn 7 quả trứng 1 tuần nếu đang thực hiện chế độ ăn ít bão hoà. Nếu thực hiện chế độ ăn bình thường thì chỉ nên tiêu thụ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần và không ăn quá 4 lòng đỏ.
Người có chỉ số cholesterol LDL cao, ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 7 quả trứng mỗi tuần. Nhưng tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 4 quả mỗi tuần. Người mắc hội chứng chuyển hoá nếu thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hoà thì chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng mỗi tuần.
Đối với thịt gà, 400 - 500g ức gà mỗi ngày hoặc 150 - 200g thịt gà nguyên con có thể được coi là lượng lý tưởng trong một ngày đối với một người. Bạn có thể ăn ức gà 2-3 lần/ngày mà không cần đắn đo vì loại thịt này an toàn.
Thịt gà nguyên con nên được tiêu thụ ít hơn vì chứa chất béo bão hòa và cholesterol sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến tim. Nếu ăn mọi phần thịt gà, 100g sẽ bao gồm 22 - 26g protein, 10 - 13g chất béo bão hòa. Lượng chất béo sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng dầu để chiên rán.
Lượng chất béo khuyến nghị hằng ngày với cơ thể gồm 20% chất béo bão hòa và 80% chất béo không bão hòa lành mạnh.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.