Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài
(NSMT) - Ngày Vía Thần Tài mùng 10/1 vừa qua, nhiều đơn vị kinh doanh đã "cháy" vàng, cá lóc nướng trui, heo quay hoặc vịt quay do người dân mua về cúng cầu may, hy vọng năm mới phát tài.
Ngày vía thần tài được coi là một ngày lễ lớn trong năm nhất là đối với những người làm kinh doanh, nhiều người thường cúng Thần Tài cả vào ngày 10 âm lịch hàng tháng nhưng tháng Giêng vẫn là lễ cúng lớn nhất. Vẫn còn mang không khí của dịp Tết nguyên đán, ngày vía Thần Tài 10 tháng Giêng cũng là lúc nhiều cơ sở kinh doanh “khai xuân” năm mới, trở lại với công việc mang hy vọng năm mới phát tài, giàu sang phú quý. Cho đến nay, không chỉ những người làm kinh doanh mà cả người dân lao động cũng trông chờ ngày này làm lễ cúng cầu một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, cuộc sống no đủ hơn.
Sự tích về Thần Tài hay ngày vía Thần Tài có rất nhiều, nhiều người biết và mỗi người lại kể khác nhau tuy nhiên hiện nay, trong phong tục thờ Thần Tài và cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hợp lý hơn cả khi được kể theo tích sau:
Tương truyền rằng, Thần Tài là người cai quản tiền bạc tài lộc trên trời nhưng vào một lần uống rượu say mà vấp đá té xuống nhân gian, đầu cũng không còn tỉnh táo để nhớ được mình là ai. Nhiều người đi ngang nhìn thấy thần tài mặc quần áo, đội mũ như hát tuồng cho rằng ông là người điên rồi lột quần áo ông đem bán. Là “người trời” nên ông không biết làm việc gì dưới trần gian nên phải đi lang thang xin ăn.
Một lần ông vào tiệm heo quay, vịt quay đang ế ẩm xin ăn và được mời vào, Thần Tài có vẻ thích ăn những món này nên đã ăn rất nhiều. Lạ thay, từ lúc ông vào ngồi ăn tiệm lại nườm nượp khách tới mua.
Lâu ngày ăn xin, không được tắm rửa nên nhiều người sợ ông hôi hám làm khách sợ không dám tới quán do đó đã đuổi ông đi. Sau khi đuổi ông đi, quán lại vắng tanh không ai đến, quán đối diện đang ế rước ông tới trở nên đông khách hơn.
Mọi người thấy ông mang lại tài lộc và may mắn liền cùng nhau mua quần áo mới, mũ mới cho ông mặc, vừa mặc xong Thần Tài đã nhớ ra mọi chuyện rồi bay về trời. Người dân đã lập bàn thờ và lấy ngày mà Thần Tài bay về trời ngày 10 tháng Giêng hàng năm để cúng tế, họ coi Thần Tài như báu vật mà tôn thờ. Mỗi năm đến ngày này đều sẽ cúng những món heo quay vịt quay hay cá lóc nướng trui đều là những món ông thích ăn để “rước” ông về, cầu mong một năm thuận lợi, làm ăn tấn tới.
Đó cũng là lý do tại sao trong những ngày đầu xuân năm mới chúng ta vẫn hay nghe câu hát “Thần Tài đến, Thần Tài đến, hãy dang tay đón mời,…”, ai cũng mong bước sang năm mới với nhiều đủ đầy sung túc. Thần Tài gõ cửa sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ghi: "Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà.
Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.
Chính vì thế, từ lâu ngày vía Thần Tài đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta cũng như các nước Phương Đông.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).