Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày của cha
(NSMT) - Ngày của cha thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm tôn vinh vai trò và đóng góp của cha đối với gia đình và xã hội. Đây là dịp để con cái có thể thể hiện lòng biết ơn và yêu thương đối với cha mình.
Lý giải về nguồn gốc Ngày của Cha, nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra. Theo nhiều tài liệu, Ngày của Cha đã bắt nguồn từ năm 1508 và bắt nguồn từ Công giáo châu Âu.
Ban đầu, ngày này thường diễn ra vào 19 tháng 3, trùng với lễ Thánh Joseph trong đạo Công giáo. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sau đó mang truyền thống này đến châu Mỹ. Tại nhà thờ Coplic Alexandria, giáo hội Công giáo đã ủng hộ ngày làm Cha vào lễ Thánh Joseph từ cuối thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 15.

Dưới đây là một số thông tin về nguồn gốc và truyền thống Ngày của cha tại một số quốc gia:
Mỹ
Năm 1909, bà Sonora Smart Dodd, người sống ở Spokane, Washington, Hoa Kỳ đã nghĩ sau khi tham dự Ngày của Mẹ tại Nhà thờ: "Tại sao không có một ngày lễ tương tự như Ngày của Mẹ để tưởng nhớ những người cha như cha tôi?".
Khi bà Dodd 13 tuổi, người mẹ không may qua đời trong khi sinh con, để lại 6 đứa con, sau khi cha của bà - ông William Smart trở thành người goá vợ và không tái hôn. Ông đã thay vợ nuôi dưỡng 6 đứa con của mình (bao gồm một đứa trẻ sơ sinh) tại một trang trại nông thôn ở miền đông tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Năm 1909, ông Smart qua đời. Sau lễ Tạ ơn vào Ngày của Mẹ, bà Dude đã chia sẻ với mục sư nhà thờ Reimas về tình yêu và nỗ lực của cha mình trong việc nuôi dạy con cái, bà hy vọng sẽ có một ngày đặc biệt để tỏ lòng tôn kính với cha mình và để tưởng nhớ người cha vĩ đại của cả thế giới. Bà đã đưa ra một đề nghị thành lập Ngày của Cha, hy vọng rằng sẽ có một ngày lễ trên thế giới để tưởng nhớ lòng biết ơn tới người cha.
Sau khi nghe câu chuyện của bà Dodd, Mục sư Reimas vô cùng xúc động trước tinh thần ông Smart và ủng hộ những nỗ lực của bà để thúc đẩy việc thành lập Ngày của Cha. Vào mùa xuân năm 1910, bà bắt đầu khởi xướng Ngày của Cha, sau đó nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức nhà thờ khác nhau. Bà cũng viết để bày tỏ suy nghĩ và đề xuất của mình với thị trưởng và chính quyền bang.
Với những nỗ lực của bà Dodd, Thị trưởng Spokane và Thống đốc Washington đã đồng ý công nhận, và Washington đã tổ chức bữa tiệc Ngày của Cha đầu tiên trên thế giới vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.
Năm 1924, Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đã ủng hộ Ngày Của Cha như một ngày lễ quốc gia.
Năm 1966, Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson đã thông báo chọn tháng sinh nhật của ông Smart là tháng 6 năm đó là tháng Ngày của Cha ở Hoa Kỳ.
Năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã chính thức ký văn bản, đánh dấu ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha tại Hoa Kỳ và từ đó trở thành ngày kỷ niệm quốc gia vĩnh viễn của Hoa Kỳ.
Ý
Ngày của cha ("Festa del Papa") tổ chức vào ngày lễ Thánh Giuse (19 tháng 3) theo truyền thống Công giáo, như là một kỳ nghỉ của gia đình. Các trẻ nhỏ thực hiện hoặc mua những món quà nhỏ cho người cha, học thuộc những bài thơ hay là thực hiện những vở kịch nhỏ ở trường mẫu giáo và trường học.
Các quốc gia Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bolivia, Croatia, Honduras, Thụy Sĩ (một phần), Liechtenstein cũng kỷ niệm Ngày của Cha vào ngày 19 tháng 3.
Đức
Ngày của Cha (Vatertag) được tổ chức một cách khác với các nơi khác trên thế giới và luôn luôn tổ chức vào Lễ Thăng Thiên (ngày thứ 40 sau lễ Phục Sinh, vào tháng 5 hoặc tháng 6) và là một ngày lễ liên bang, còn được gọi là Ngày của đàn ông (Männertag) hoặc Ngày quý ông (Herrentag).
Theo truyền thống, các nhóm nam giới (già và trẻ, nhưng thường không bao gồm con trai trước tuổi teen) để làm một tour đi bộ đường dài với một toa xe nhỏ gọi là Bollerwagen, kéo bằng sức người. Trong toa xe là rượu hoặc bia (theo vùng) và thực phẩm truyền thống của vùng (Hausmannskost).
Truyền thống này có thể bắt nguồn từ những cuộc rước kiệu của Chúa Kitô đến những vùng nông nghiệp đã được cử hành từ thế kỷ 18, đàn ông sẽ ngồi trong một cái giỏ hay là xe bằng gỗ và mang tới quảng trường của thị trấn và thị trưởng sẽ trao giải cho người cha có nhiều con, thường là một miếng thịt heo lớn.
Nhưng ngày nay, ý nghĩa tôn giáo dần mất đi và nhiều người sử dụng bốn ngày nghỉ cuối tuần và lễ cho một kỳ nghỉ ngắn hoặc đi dã ngoại, nhiều người đàn ông lại dùng lễ này như một cơ hội để có được dịp say xỉn.
Theo Văn phòng thống kê Liên bang Đức, tai nạn giao thông liên quan đến rượu tăng gấp 3 vào ngày này. Truyền thống của việc say rượu là đặc biệt phổ biến ở Đông Đức.

Trung Quốc
Vào thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), ngày của cha được tổ chức vào ngày 8 tháng 8, số 8 trong tiếng Hoa đọc âm gần giống như "ba" (tiếng Trung: 八; bính âm: bā), và hai số tám đọc thành ba-ba (tiếng Trung: 爸爸; bính âm: bàba), âm thanh tương tự như các từ ngữ thông tục cho "cha" (ba-ba, 爸爸). Ngày nay vẫn được tổ chức trong khu vực vẫn còn dưới sự kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc, bao gồm cả ở Đài Loan.
Thái Lan
Ngày của Cha được thiết lập theo ngày sinh nhật của nhà vua, ngày 05 tháng 12 là ngày sinh của vua Bhumibol Adulyadej (Rama IX).
Theo truyền thống, người Thái ăn mừng bằng cách tặng cha hay ông nội của họ một hoa Canna thuộc Chi Dong riềng, được coi là một bông hoa nam tính, tuy nhiên, đây không phải là điều thường được thực hiện ngày hôm nay. Người Thái sẽ mặc màu vàng vào ngày này để tôn trọng nhà vua, bởi vì màu vàng là màu của ngày Thứ Hai, ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời.
Việt Nam
Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm trên toàn quốc nhưng nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng chào mừng, nhiều người nghỉ phép về quê thăm gia đình, hoặc tự tay nấu một món ăn. Đối với những người ở xa thì có thể gọi điện, là một lời chúc, lời cám ơn từ tận đáy lòng. Hoặc có thể lựa chọn những món quà ý nghĩa, thiết thực tặng cha.
Dù Ngày của cha bắt nguồn từ đâu, những hành động nhỏ nhưng chân thành và từ trái tim của bạn như gửi cho cha một lời chúc mừng ngọt ngào và chân thành vào ngày lễ này hoặc tặng cha một món quà đặc biệt, có thể là một món đồ cá nhân mà cha thích, hoặc một món quà tự làm từ bạn. Hay nhắc lại những kỷ niệm tuyệt vời mà bạn đã có với cha và dành thời gian để chia sẻ những câu chuyện, suy nghĩ và cảm xúc của bạn với cha; sẽ giúp ngày của cha trở nên ý nghĩa và đầy cảm xúc hơn.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.