Dinh dưỡng

Nguy cơ gây ra những căn bệnh tử vong từ việc ngồi 8 tiếng mỗi ngày

Thứ sáu, 03/12/2021, 16:06 PM

(NSMT) - Việc ngồi lâu không tốt cho sức khỏe nghe có vẻ là điều hiển nhiên. Ngoài việc không tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào, việc ngồi lâu còn làm phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm khác có thể bạn không lường tới.

Gây các bệnh lý về tim mạch

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc ngồi lì một chỗ là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành hoặc huyết áp cao mãn tính. Ảnh: Internet.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc ngồi lì một chỗ là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành hoặc huyết áp cao mãn tính. Ảnh: Internet.

Nếu hầu hết thời gian bạn dành cho việc ngồi một chỗ sẽ làm cho các cơ bị suy yếu đi và tuần hoàn máu giảm. Lười vận động thể chất là một trong những lý do chính dẫn đến chứng xơ vữa động mạch sớm. Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa việc cung cấp và sử dụng oxy có thể xảy ra trong khi tim là bộ phận cần nhiều oxy do máu mang lại.

Nguy cơ tiểu đường

Theo một nghiên cứu gần đây được công bố bởi NCBI, việc bị chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường có một phần liên quan tới việc ngồi một chỗ trong một thời gian dài.

Nghiên cứu kéo dài 11 năm cho thấy những người có khối lượng cơ bắp giảm và tốc độ di chuyển chậm là những người có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang có thể trải qua những triệu chứng này, các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh tiêu hóa 

Khi ngồi nhiều, hạn chế vận động sẽ làm cho nhu động ruột và dịch tiết dạ dày, ruột giảm. Do đó, thức ăn sẽ không được lên men, hấp thu làm cho dạ dày chướng hơi, đầy bụng. 

Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, thậm chí là viêm dạ dày ruột, viêm tụy gây tình trạng táo bón, ỉa chảy. Ảnh: Internet.

Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, thậm chí là viêm dạ dày ruột, viêm tụy gây tình trạng táo bón, ỉa chảy. Ảnh: Internet.

Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ, sa trực tràng. Vì vậy, cần có chế độ ăn hợp lý, thường xuyên vận động để tăng nhu động ruột. Thành phần trong bữa phải có đủ chất đạm, chất xơ, đường, mỡ để tránh tình trạng táo bón. Hạn chế các chất kích thích như cay, dấm ớt, chua, rượu bia và nước có ga.

Ngoài ra, ngồi nhiều thường xuyên, không vận động sẽ dẫn tới béo phì do ứ đọng, tích tụ mỡ, nhất là vùng eo, bụng. Để giải phóng lượng mỡ dư thừa do ngồi nhiều béo phì, cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế ngồi lâu để đốt cháy mỡ trong cơ thể.

Tăng nguy cơ mắc ung thư

Ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, vú và tử cung. Cơ chế của sự ảnh hưởng chưa được tìm hiểu rõ, nhưng có thể đó cũng là hậu quả của việc cơ thể sản xuất dư thừa insulin, khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào. Thêm nữa, thay vì ngồi một chỗ, khi bạn hoạt động, nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến các gốc tự do gây ung thư được loại bỏ.

Ngoài ra, theo một phân tích tổng hợp của 43 nghiên cứu khác nhau của Đức bao gồm hơn 4 triệu người cho thấy: Những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn 24%, nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 32% và nguy cơ ung thư phổi cao hơn 21% so với bình thường.

Hội chứng đau thắt lưng

Việc ngồi một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là ngồi không đúng cách sẽ gây tác hại nặng nề lên cột sống của bạn. Đau thắt lưng là một những căn bệnh phổ biến nhất của dân văn phòng, đặc biệt với những người ít vận động và luyện tập thể thao.

Đau thắc lưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn, gây suy giảm chất lượng hoạt động, ngoài ra thì nó còn có nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về xương sống. Ảnh: Internet.

Đau thắc lưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn, gây suy giảm chất lượng hoạt động, ngoài ra thì nó còn có nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về xương sống. Ảnh: Internet.

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc động mạch phổi, xảy ra khi xuất hiện cục máu đông di chuyển đến phổi và gây tắc nghẽn mạch máu. Cục máu đông thường xuất phát từ chân, bị vỡ và trôi nổi tự do đến các mạch máu, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, làm việc nhiều hơn 55 tiếng mỗi tuần - đặc biệt là những người ngồi 8 giờ một ngày có nguy cơ phát triển cả huyết khối tĩnh mạch sâu và bệnh thuyên tắc phổi.

Thảo Nguyên (T/H)  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.