Xưa - Nay

Nhà cổ 173 năm tuổi bên sông miền Tây

Thứ ba, 24/10/2023, 21:21 PM

Căn nhà bên bờ sông Phú An là nơi sinh sống của 8 thế hệ gia đình ông Ba Đức, pha trộn dấu ấn kiến trúc Việt - Hoa - Pháp cuối thế kỷ 19.

Nhà cổ Ba Đức nằm trên con đường nhỏ, mặt hướng sông, cách trung tâm huyện Cái Bè khoảng ba km (tương đương 20 phút ngồi thuyền hoặc 10 phút chạy xe máy). Nhà xây dựng năm 1850 và trùng tu năm 1938, vài năm trở lại đây được dùng phục vụ tham quan, du lịch.

1697617495793-1697619699

Từ cổng vào đến sân, nhà phủ ngập sắc xanh của nhiều loài cây, cỏ. Ông Ba Đức, chủ nhân ngôi nhà, cho biết mảnh đất tiên tổ để lại rộng hai mẫu (xấp xỉ 7.200 m2), gồm sân vườn, gian nhà thờ phía trước và gian sinh sống phía sau.

1

Cửa chính bước vào nhà được đánh dấu bằng bậc thang tứ cấp rộng, vừa tạo điểm nhấn mỹ cảm vừa mang mục đích trong thi công. Nền nhà cao hơn mặt đất hơn 10 cm, để tránh nước tràn vào nhà khi mùa lũ về, cũng là chống côn trùng. Xưa kia, trước khi lát nền nhà, gia chủ rải một lớp muối bên dưới, trước là để chống ẩm mốc, sau là làm mát sàn những ngày nắng nóng.

20231015145210897-1697619715

Ông Ba Đức, 77 tuổi, thuộc thế hệ thứ sáu sinh sống tại nhà cổ. Ông hiện sống ở đây cùng các con cháu, chăm lo cho căn nhà của gia tộc.

Sau lần xây sửa năm 1938, gian ngoài được dùng làm nhà thờ Tổ, phòng khách.

Sau lần xây sửa năm 1938, gian ngoài được dùng làm nhà thờ Tổ, phòng khách.

Nhà đậm kiến trúc Việt cách đây gần hai thế kỷ, đồng thời tiếp thu phong cách của người Hoa và người Pháp.

Nhà đậm kiến trúc Việt cách đây gần hai thế kỷ, đồng thời tiếp thu phong cách của người Hoa và người Pháp.

4

Ông Ba Đức cho hay các cột gỗ trong nhà làm bằng gỗ căm xe Lào, chịu nước tốt, trường tồn hơn 170 năm. Căn nhà nguyên bản không quá cao. Nhưng chịu ảnh hưởng gu nhà ở của người Pháp thời Đông Dương, gia chủ nâng trần nhà cao lên trong lần trùng tu năm 1938, giúp nhà nhiều ánh sáng, thoáng khí, đông ấm, hạ mát.

5

Chính diện của căn nhà là ban thờ trời đất và tiên tổ, với tủ thờ, bài vị, câu đối đều là đồ gỗ cổ. Hai câu đối hai bên gian thờ lần lượt là "Tích đức thắng di kim xứ thế đang đạo tư mã tuần - Vi thiện dĩ vi bảo trì thân nghi tỉnh sở thư ngôn", đại ý khuyên răn con người tích đức đáng quý hơn tiết kiệm tiền bạc, làm việc thiện đáng giá như lưu giữ châu báu.

Bộ bàn ghế gỗ ở giữa có tuổi đời hơn một thế kỷ, bộ bàn ghế bên góc phải cũng gần trăm năm. Các bình gốm, đèn dầu đều được gia đình ông Ba Đức gìn giữ qua năm tháng.

Bộ bàn ghế gỗ ở giữa có tuổi đời hơn một thế kỷ, bộ bàn ghế bên góc phải cũng gần trăm năm. Các bình gốm, đèn dầu đều được gia đình ông Ba Đức gìn giữ qua năm tháng.

Về cơ bản, tường nhà được giữ nguyên vẹn từ năm 1938. Nếu tường bám bẩn, chủ nhà sơn lại màu trắng, riêng phần hoa văn không động tới.

8

Phòng nhỏ phía sau ban thờ đặt một tủ gỗ, bên trong bày vài chục loại chén, bát, đĩa, ấm gốm sứ cổ tráng men xanh.

'Đều là đồ từ thời ông bà', ông Ba Đức cho biết.

'Đều là đồ từ thời ông bà', ông Ba Đức cho biết.

10

Một sập gỗ khác được đặt ở giữa phòng, bên trên lồng nhiều ảnh của gia đình, kèm cây đàn nguyệt quen thuộc của nghệ thuật đờn ca tài tử. Bàn gỗ kế bên bày kín các cuốn sách về Phật giáo. Ông Ba Đức thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán - Nôm từ thời đi học, còn con trai ông hiện là tiến sĩ ngành Phật học.

Gian nhà tham quan đằng trước được nối với gian nhà sinh hoạt của gia chủ ở đằng sau bằng con đường nhỏ có cột nhà, mái che cổ kính. Năm 1946, góc sân này từng bị cháy trong một trận càn quét của lính Pháp. Mái nhà và cột nhà đến nay vẫn còn vết khói đen ám vào của ngày ấy.

12

Dọc bờ sông Phú An hiện còn 7 căn nhà cổ thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhưng chỉ nhà cổ Ba Đức và nhà cổ Ba Kiệt mở cửa đón du khách với giá vé tham quan 22.000 đồng/người. Tháng 10-11 là thời điểm nhà cổ đông khách nhất trong năm, với cả khách ngoại quốc lẫn nội địa.

Du khách có thể ghé nhà cổ Ba Đức bằng xe máy hoặc thuyền, ngoài ra có thể kết hợp việc tham quan nhà với tour trải nghiệm sông nước ở huyện Cái Bè, gồm với hai lựa chọn thuyền tham quan: Cai Be Princess hoặc Sông Xanh.

13

Hai loại hình đều đưa khách đến thăm các nhà cổ ven sông, xưởng làm kẹo dừa, lò gạch, chợ nổi, thưởng thức trái cây miền Tây và dùng bữa trưa tại nhà hàng kiến trúc Indochine.

Thuyền Cai Be Princess (ảnh) áp dụng cho hai người trở lên đi tour trong ngày. Thuyền Sông Xanh là dạng thuyền lưu trú, nghỉ dưỡng trên sông trong hai ngày một đêm.

Theo Phong Kiều/ ngoisao.vnexpress.net

Xem bài viết gốc tại đây

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.