“Nhân bản” du lịch cộng đồng Cồn Sơn - Tại sao không?
Du lịch cộng đồng Cồn Sơn được ví như một dấu ấn mỹ miều, thân thiện trong lòng du khách.
Ai nấy nhớ từ điểm đến Bảy Bon, Năm Phước, Bảy Muôn, Thành Tâm…đến chuyện lên bờ xuống ruộng của chị Bé đưa đò và cuộc thi cá tra ngũ vị của cô Bé Bảy, rốt cuộc cũng là Cồn Sơn. Trước đây, CLB liên thế hệ và nay là CLB phát triển du lịch cộng đồng Cồn Sơn, đã chứng minh sức lực nhỏ bé, yếu ớt có thể hợp tác thành nguồn lực cải thiện sinh kế, sống – chia sẻ hạnh phúc.
Định nghĩa thành công
Trong một báo cáo nghiên cứu của Trung tâm BSA( The Center of business studies and Assistance), nhóm khảo sát nhận xét: Sự tương tác khi du lịch dựa vào cộng đồng và cách cộng đồng thay đổi sinh kế từ du lịch đã tạo hiệu ứng lành mạnh. Có thể xem đây là thành công bước đầu: Du lịch cộng đồng cung cấp các cơ hội việc làm, tạo doanh thu, kích hoạt nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ tại địa phương, giúp đa dạng hóa các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, giúp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu và bình tỉnh trước đại dịch Covid 19.

Dominik và vợ mới cưới từng chọn cồn Sơn là nơi đến đầu tiên trong tuần trăng mật. Ảnh: HL
Cũng theo nhóm khảo sát này, sản phẩm, dịch vụ và giá trị được chia sẻ hợp lý, hài hòa. Có sự phân công, phân bổ lợi ích cho tất cả các hộ thành viên và biết cách làm mới hoạt động cộng đồng. Các gia đình đóng góp món ngon vào bàn ăn, mỗi món ngon có câu chuyện, một số thành viên hiếu học có thể đảm trách công việc hướng dẫn viên hoặc “quản trò” các loại hình trải nghiệm độc đáo.
Du lịch cộng đồng hướng các thành viên tới việc học tập kỹ năng, nắm bắt cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng (điện, đường, vệ sinh, nước) và chia sẻ lợi ích (giáo dục quản lý nước và chất thải), thúc đẩy cấu trúc cộng đồng bình đẳng hơn. Sự giao tiếp thân thiện với du khách nước ngoài dần dần giúp các thành viên nâng cao lòng tin và niềm tự hào về cuộc sống của chính mình.
Hiện nay, với sự hợp tác của chuyên gia Hà Lan Steven Starman, dự án bảo tàng mở trên không gian ảo giúp người dân ý thức hơn nữa trong việc bảo tồn hiện vật có tính lịch sử, nâng cao nhận thức và bảo vệ sự đa dạng sinh học… vốn là những lợi ích to lớn của du lịch cộng đồng.
Cái hay của cộng đồng này là việc trao quyền cho phụ nữ, các chị em toàn quyền thực hiện những ý tưởng đổi mới nếp nhà, trổ tài chế biến và trực tiếp kể chuyện xưa và nay với du khách, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý thu nhập-chi tiêu, tính toán chi phí – lợi ích… Các “đức lang quân” yễm trợ để hoàn thiện mô hình.
Nhờ thắt chặt các mối liên hệ, du lịch cộng đồng đang thu hút nguồn lực từ lớp trẻ được học hành, đào tạo lành nghề ở nhiều lĩnh vực, góp sức phát triển du lịch cộng đồng với những giá trị khác biệt. Ngược lại, cấu trúc tổ chức, vận hành của CLB Phát triển du lịch cộng đồng bảo đảm cơ hội việc làm tại địa phương, duy trì nếp giáo dục truyền thống, được truyền dạy văn chương dân gian, đờn ca tài tử… Cũng từ đó, nhiều văn nghệ sỹ tới đây tham gia sinh hoạt cộng đồng, vui vẻ truyền nghề cho người đồng điệu.
Theo chị Lê Thị Bé Bảy, tư vấn phát triển cộng đồng, định nghĩa sự phát triển và thành công ở Cồn Sơn, chị Bảy chia sẻ: Lợi ích tăng lên, tình làng nghĩa xóm thắt chặt, toàn bộ hệ thống vững mạnh, ý thức tăng lợi ích nhưng không gây hại cho môi trường và con người. Cuộc vận động không dùng túi nhựa, không xả thải ra sông và các cuộc làm sạch rác thải do sóng nước đưa tới khiến môi trường nơi đây được bảo vệ tốt hơn.

Tỷ phú Joe Lewis chụp hình lưu niệm cùng chú Bảy Bon. Ảnh: HL
“Du lịch cộng đồng cồn Sơn coi trọng tất cả sự sống (Môi trường- Cuộc sống và Công việc). Bây giờ bà con hiểu việc gắn ý tưởng du lịch cộng đồng vào mảnh đất này là liều thuốc giải độc cho sự manh mún, thoi loi giữa dòng sông Hậu, thậm chí không lẻ loi khi đại dịch”, chị Bé Bảy nói.
Nhân bản mô hình cồn Sơn- tại sao không?
Cồn Sơn có hình dáng giống con thoi giữa sông Hậu, diện tích rộng khoảng 79 ha, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Cách biệt với phố thị ồn ào, nhiều du khách nói cảm giác như bước vào một thế giới khác, giai điệu thâm trầm, nhịp sống nhẹ nhàng, thư giản trong không gian yên tĩnh, trong lành và vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của Cồn Sơn.

Đặc sản Cồn Sơn
Du khách có hai luồng suy nghĩ trước câu hỏi “nhân bản du lịch cộng đồng cồn Sơn, tại sao không?”. Đâu phải nơi nào cũng có thể áp dụng loại hình du lịch cộng đồng này thành công. Bởi không nơi đâu có sinh cảnh thiên nhiên và con người chân thực, hiền hoà, dễ chịu; những con người chẳng phải ruột rà nhưng rất giàu tình thương mến thương như ở đây. Nhóm khác thì cho rằng, thành công của du lịch cộng đồng Cồn Sơn là sự kết hợp chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. Tất cả đã được giải mã, cứ thế mà làm theo thì sẽ có cồn Sơn II.
Trong khi cả hai ý kiến còn chưa ngã ngũ, Tập đoàn Resort TMS Cồn Sơn xuất hiện hứa hẹn xây dựng nơi đây thành 5 sao thay thế cộng đồng du lịch bé nhỏ này. Trước thực tế này, nhiều Công ty BĐS rao bán đất Cồn Sơn trên mạng và Công ty Cổ phần Toàn cầu TMS không thực thi dự án, cử tri TP Cần Thơ đã nhiều lần đề nghị địa phương rà soát, thu hồi chủ trương đầu tư đối với các đồ án quy hoạch, dự án không triển khai hoặc chậm triển khai. Trong năm 2020, thống kê của UBND TP Cần Thơ cho thấy, chính quyền đã thu hồi 66/105 dự án, với diện tích thu hồi 421,63ha; trong đó 66 dự án vốn ngân sách và 39 dự án vốn ngoài ngân sách.
Hai ý kiến phân luồng ban đầu cảm nhận mối nguy tàn phá khi trên mạng rao bán 2.000 nền đất cồn Sơn. Xem cù lao là hàng hóa, giả định có một cù lao như vậy để dân cồn Sơn làm lại từ đầu cũng không thể là một Cồn Sơn như bây giờ; dù ở đó rất hiếm có một cộng đồng nông dân rất kỷ luật, có thủ lĩnh và nhanh chóng thích nghi với những bài bản học được từ dòng người từ mọi giới chia sẻ với cồn Sơn. Không thể có Cồn Sơn II vì ở đó là máu thịt, là tâm linh, là lẽ sống, nơi chôn nhau cắt rốn của bao thế hệ, và là ký ức khó phai nhòa.
Nguồn lực kế thừa
“Du lịch Cồn Sơn đã bám sát mục tiêu và vận dụng nhuần nhuyễn mô hình AIDA ( Attention: Lôi cuốn sự chú ý/ Interest: Tạo sự thích thú, quan tâm/ Desire: Tạo nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ/ Action: hành động địa phương – tư duy toàn cầu)”, theo TS Võ Hồng Tú, Khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.
Hiện nay, nguồn lực của CLB Phát triển du lịch cộng đồng Cồn Sơn là cả một thế hệ trẻ nối tiếp nhau, lớp trẻ được đào tạo và các nhà báo, nhà văn, giới nghiên cứu… các nhà hoạt động cộng đồng. Giờ đây nói du lịch cộng đồng cồn Sơn là hình ảnh nhà vườn chuyển đổi sang du lịch, một cách đa dạng hóa thu nhập. Trong đó, sự đóng góp của lớp trí thức trẻ và mục tiêu trẻ hóa lực lượng kế thừa - chính là nguồn lực mới.
“Cái chính của lực lượng tại chỗ là sự đồng thuận chuyển đổi nâng cao nội lực để khi bên ngoài gợi mở ra điều gì là mình hiểu liền, làm được” , chị Bảy Muôn, Chủ nhiệm CLB Cộng đồng phát triển du lịch cồn Sơn nói.

Chị Bé Bảy và chị Bảy muôn tham gia các hoạt động lễ hội ở TPHCM do Trung tâm BSA tổ chức. Ảnh: HL
Ngay từ đầu, nguồn lực tại chỗ đã chứng minh thực lực thông qua những cuộc thi làm nhiều loại bánh dân gian, đưa những món ngon sáng tạo tới các hội thi đầu bếp giỏi và được giải thưởng.
Khi nói Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism-CBT) là nhấn mạnh lợi thế của cộng đồng địa phương, trong đó việc tìm kiếm, xây dựng “cộng đồng cùng mục tiêu”- hạt nhân chuyển đổi, tìm một thủ lĩnh cộng đồng - là việc khó, nhưng phải làm. Và Cồn sơn đã làm được nên khi phần lớn các hộ làm du lịch cần vốn để chỉnh trang nhà cửa thì “trợ vốn không lời “ là giải pháp hết sức tình lý để giúp nhau tạo bản sắc, nuôi dưỡng đam mê, giá trị khác biệt. Cách giữ hòa khí giúp du khách đến bất kỳ đâu trong CLB cũng được chào đón, trải nghiệm món ngon của cộng đồng.
Theo các chuyên gia Trung tâm BSA, từ thập niên 60 - thế kỷ trước - nhà Văn Sơn Nam đã mơ ước chung sống thanh bình trong bài viết “Du lịch miệt Hậu Giang năm 2010” với định nghĩa “Du lịch là tìm sự mát mẻ cho những tâm hồn nóng bức, tìm sự lạc quan cho những tâm hồn vừa chớm bi quan” ( trích Bách khoa thế thế giới tầm nguyên Đại tự điển, quyển thứ 163, chương 14, trang 1214).
Du lịch dựa vào cộng đồng không chỉ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn về cuộc sống địa phương mà còn là vì hạnh phúc “vô giá" ở nơi đó khiến nhiều người tìm đến.
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.