Những mốc son An Giang
Trên hành trình 190 năm thành lập và phát triển (1832-2022), tỉnh An Giang đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Trong đó, có những mốc son đáng nhớ, trở thành niềm tự hào để những thế hệ hôm nay và mai sau không ngừng nỗ lực, phấn đấu, đưa vùng đất An Giang phát triển xứng tầm với công sức đóng góp, vun bồi của những bậc tiền nhân.
Thăng trầm lịch sử
An Giang là một trong 6 tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ vào thời nhà Nguyễn độc lập (Nam Kỳ lục tỉnh), được thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau (1833), tỉnh An Giang bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, lấy lại được tỉnh nhờ công của Án sát Bùi Văn Lý. Năm 1833-1834, theo cầu viện của Lê Văn Khôi, quân nước Xiêm La đã tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long, đánh nhà Nguyễn. Song, dưới tài lãnh binh của Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, quân Xiêm La đã bị đánh bại trên sông Vàm Nao.
Độc lập chưa được bao lâu, năm 1868, thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ (An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên). Suốt chiều dài gần 100 năm Pháp thuộc, tỉnh An Giang nhiều lần thay đổi tên gọi địa giới hành chính. Thời kỳ này, địa bàn An Giang rất rộng, gồm: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Ngày 12-9-1947, theo Chỉ thị 50/CT của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đã thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Trong đó, tỉnh Long Châu Tiền nằm ở tả ngạn sông Hậu và 2 bên sông Tiền, gồm 5 huyện: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò; tỉnh Long Châu Hậu nằm ở hữu ngạn sông Hậu, gồm 6 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành.
Tháng 10-1950, tỉnh Long Châu Hậu hợp nhất với Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu, Phú Quốc. Tháng 6-1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, gồm 7 huyện: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới; tháng 7-1951, nhập thêm huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa. Năm 1954, chính quyền Việt Minh giải thể các tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà, khôi phục lại các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc và Hà Tiên như cũ.
Xây dựng và phát triển
Năm 1957, chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã sáp nhập 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc để thành lập tỉnh mới, vẫn lấy tên là tỉnh An Giang. Tháng 5-1974, chính quyền cách mạng quyết định giải thể các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để tái lập các tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Tiền và Sa Đéc.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 20-12-1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam cho sát với tình hình thực tế. Theo đó, thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Châu Đốc, trừ huyện Thốt Nốt giao cho tỉnh Hậu Giang quản lý. Tháng 2-1976, tỉnh An Giang chính thức được tái lập trở lại, gồm 8 huyện (Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức, Phú Châu, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn) và 2 thị xã là Long Xuyên (tỉnh lỵ) và Châu Đốc.
Theo các nghị quyết điều chỉnh của Hội đồng Chính phủ, ngày 11-3-1977, hợp nhất huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành; hợp nhất huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi. Ngày 23-8-1979, huyện Bảy Núi lại được chia thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; chia huyện Châu Thành thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Ngày 13-11-1991, huyện Phú Châu được chia thành 2 huyện Tân Châu và An Phú. Sau đó, TP. Long Xuyên được thành lập (1-3-1999); TX. Tân Châu được thành lập (24-8-2009); TP. Châu Đốc được thành lập (19-7-2013). Đến nay, An Giang có 8 huyện (Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới), 1 thị xã (Tân Châu) và 2 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc).
Trải qua 190 năm thành lập, thay đổi và phát triển, An Giang hiện là một trong 2 tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo, là cái nôi của nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đang vươn lên tốp đầu ĐBSCL về phát triển cây ăn trái…
Là tỉnh có dân số lớn nhất vùng ĐBSCL và đứng thứ 6 cả nước, An Giang đang tận dụng lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lợi thế nông nghiệp, đưa tỉnh vươn lên nhóm đầu về phát triển kinh tế vùng ĐBSCL, gia nhập vào những tỉnh, thành phố có nền kinh tế mạnh của cả nước. Từ đó, khẳng định vai trò, vị thế quan trọng của địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, tương xứng với công lao gầy dựng của bao thế hệ cha ông đối với vùng cửa ngõ, vùng phên dậu lúa Tây Nam của Tổ quốc.
HOÀNG XUÂN
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).