Tài chính

An Giang: Nỗ lực phục hồi sản xuất

Thứ năm, 10/03/2022, 15:41 PM

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế và mọi mặt đời sống của người dân. Đặc biệt, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề không tránh khỏi những khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, các cơ sở đã nhanh chóng bắt nhịp sản xuất, kết nối và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sau dịch, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhận được tín hiệu tích cực từ thị trường

Sau dịch, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhận được tín hiệu tích cực từ thị trường

Năm 2021, khi thời điểm dịch bệnh COVID-19 phức tạp, hầu như các cơ sở phải tạm dừng sản xuất để phòng, chống dịch. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thu nhập cho cơ sở, người lao động tham gia làm nghề xem như mất việc. Bà Phạm Thị Tuyết Oanh (chủ cơ sở sản xuất giỏ ny-lon Tuyết Oanh, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) cho biết, năm 2021, thời điểm dịch bệnh COVID-19 phức tạp, cơ sở phải tạm ngưng hoạt động gần 3 tháng. Hàng hóa có sẵn trong kho, khách hàng có nhu cầu nhưng đa số ở ngoài tỉnh, trong khi đó dịch bệnh quá phức tạp, khâu vận chuyển khó khăn nên phải tạm ngưng hoạt động. Do công việc đan giỏ ny-lon có thể làm tại nhà, nên gần 2 tháng đầu dù không xuất hàng được, bà Oanh vẫn cố gắng giao dây, xuất vốn cho bà con làm để kiếm thêm thu nhập, san sẻ khó khăn trong thời điểm dịch bệnh.

“Khi xuất hàng đi mới có vốn để giao hàng tiếp cho bà con. Lúc hàng không xuất đi được, nhưng cơ sở vẫn giao dây, cố gắng duy trì việc làm cho bà con có thêm thu nhập. Tuy nhiên, chỉ gắng gượng được khoảng 2 tháng thì cạn vốn, đành phải tạm ngưng” - bà Oanh chia sẻ. Phải đến thời điểm các phương tiện vận tải hoạt động theo “luồng xanh”, hàng hóa đi lại được dễ dàng hơn, hoạt động sản xuất của cơ sở bà Oanh cùng các cơ sở tại làng nghề sản xuất giỏ ny-lon xã Tấn Mỹ mới được khôi phục. Từ thời điểm trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, hoạt động của các cơ sở nơi đây đã lấy lại “phong độ”, các sản phẩm từ giỏ đựng trái cây, giỏ đi chợ… đều được đặt và xuất hàng với số lượng lớn. Đây là tín hiệu đáng mừng, không chỉ cho cơ sở mà còn cho lao động tham gia nghề đan giỏ ny-lon.

Làng nghề bó chổi cọng dừa xã Vĩnh Chánh (huyện Thoại Sơn) có trên 100 hộ tham gia sản xuất - kinh doanh, thu hút gần 350 lao động. Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hầu hết các cơ sở, lao động làm chổi đều bị ảnh hưởng, đỉnh điểm là phải tạm ngưng hoạt động gần 4 tháng. Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy (đại diện làng nghề bó chổi cọng dừa xã Vĩnh Chánh) cho biết, do nguyên liệu để bó chổi là cọng dừa được lấy từ tỉnh Bến Tre nên lúc dịch bệnh phức tạp, vận chuyển khó khăn, nguyên liệu không có, mà hàng làm ra không bán được nên hầu hết các hộ sản xuất ở đây phải tạm ngưng hoạt động. Đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, việc vận chuyển thông thoáng hơn, hoạt động sản xuất của làng nghề bắt đầu nhộn nhịp, nhất là thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Theo bà Thủy, công việc bó chổi thường được làm tại nhà, không tập trung đông người nên công tác phòng, chống dịch COVID-19 được đảm bảo. “Thời điểm dịch, bà con làm nghề bó chổi ở đây khó khăn nhiều lắm vì không có thu nhập. Đến khi tình hình được kiểm soát, bà con dễ thở hơn vì có nhiều đơn hàng, hầu như ai cũng làm không ngơi tay. Hiện giờ, hàng hút đến mức các cơ sở thu gom chổi cho bà con nhận tiền trước khi giao hàng, đây là tín hiệu đáng mừng” - bà Thủy cho hay. Tại làng nghề bó chổi cọng dừa, một lao động lành nghề, mỗi giờ có thể bó được khoảng 3 mái chổi, công đoạn đóng cán chổi có thể tự làm hoặc thuê với giá 2.000 đồng/cây. Công việc không quá nặng nhọc, có thể làm tại nhà, vừa chăm sóc con cái, lo cơm nước cho gia đình, có thêm thu nhập nên khi làng nghề tất bật lại ai nấy đều rất phấn khởi.

Anh Trần Ngọc Thuận (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên) tận dụng từ nguồn lợi có sẵn ở địa phương, khởi nghiệp với nghề đan các sản phẩm từ lục bình. Anh Thuận kết nối được với đầu ra, giải quyết cho lao động ở địa phương từ khâu thu hoạch lục bình, đan sản phẩm. Anh Thuận cho biết, thời điểm dịch bệnh phức tạp, hoạt động vận chuyển khó khăn nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất, đảm bảo thu nhập cho lao động tham gia. Tuy vậy, thời điểm đó, giá nguyên liệu tăng, mà đầu ra giảm, anh Thuận phải mượn vốn của gia đình để duy trì, nhưng chỉ kéo dài được một thời gian phải ngừng hoạt động. Đến nay, trong trạng thái bình thường mới, anh Thuận kết nối lại với thị trường, liên hệ với các đầu mối tiêu thụ để tiếp tục gia công hàng.

“Hiện giờ sản xuất bao nhiêu là có đầu mối nhận hết, tuy vậy do đợt dịch vừa rồi kéo dài, khó khăn về vốn nên chỉ sản xuất quy mô gia đình. Hiện nay, tôi đang tìm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kết nối với các tổ đan đát ở trong và ngoài địa phương để gia công sản phẩm với định hướng mở cơ sở sản xuất sản phẩm từ lục bình. Với mô hình này, tôi mong có thể giúp lao động ở địa phương có thêm việc làm, thu nhập để cải thiện cuộc sống” - anh Thuận giải thích.

Khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động vận chuyển thông thương là một trợ lực rất lớn cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được phục hồi và phát triển sau thời gian phải tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, vẫn rất cần địa phương, ngành chuyên môn có cơ chế đặc thù hỗ trợ, đặc biệt là vốn để các cơ sở có thể tái đầu tư, sản xuất hiệu quả hơn.

ÁNH NGUYÊN

Link bài gốc tại Báo An Giang Online

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Sau nhiều năm vắng bóng, cây lúa đang dần trở lại trên đất nuôi tôm tại một số vùng trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đây là tín hiệu cho phát triển mô hình sản xuất tôm – lúa theo hướng bền vững.

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Xác định đây là một vùng rất quan trọng nên trong chỉ đạo điều hành, ngành Ngân hàng đã có rất nhiều cơ chế chính sách riêng cho ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề lúa gạo, thủy hải sản.

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME, lãi suất hấp dẫn.

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Anh Nguyễn Văn Vui ở xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, là một trong những người “ăn nên làm ra” nhờ nuôi sò huyết ven bãi bồi, với mức lời hàng tỉ đồng mỗi vụ.

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Tháng 03 này, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (khách hàng SME) vay vốn tại Vietcombank sẽ được tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn.

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

(NSMT) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu… Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực. Chưa dừng lại ở đó, Hậu Giang còn phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… để giữ vai trò là lối ra huyết mạch.

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

(NSMT) - Thương mại điện tử còn gọi là E-commerce viết tắt EC, khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ những năm cuối thập niên 70. Trong những năm gần đây, các sàn thương mại điện tử có vẻ bùng nổ mạnh mẽ khi hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng ít nhất một ứng dụng mua bán qua mạng.