Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao
(NSMT) - Đối với độc giả Việt Nam, những tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng họ cho dù thời gian nghiệt ngã có trải qua bao lâu. Ngoài "Chí Phèo" và "Lão Hạc' thì 4 tác phẩm sau đây cũng khẳng định được tên tuổi cũng như tạo nên phong cách thơ văn đặc trưng của riêng ông.
Nam Cao xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Ông là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam và cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Bên cạnh đó, Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh.
Năm 1941, tập truyện đầu tay của ông Đôi lứa xứng đôi (sau này đổi thành Chí Phèo), tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau đó, ông liên tục cho ra những tác phẩm nổi bật, ghi dấu ấn trong cuộc đời của chính mình cũng như trong lòng người đọc.
Đời thừa
Đời thừa được ra đời vào năm 1943, khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả nhân loại, để cho ai ai cũng đọc được. Đời thừa thuộc mảng đề tài sáng tác về người trí thức nghèo trước Cách mạng của Nam Cao.
Như tên của tác phẩm, Đời thừa nói về nhân vật Hộ - người trí thức nghèo, nhà văn nghèo – sống một cuộc sống mòn mỏi, bế tắc, “bị ghì sát đất” bởi gánh nặng cơm áo và trở thành một người “thừa”, vô ích. Hộ say mê lý tưởng sự nghiệp văn chương, anh ấp ủ khát vọng viết một tác phẩm để đời, “chung cho cả loài người” và làm cho “người gần người hơn”.
Gặp Từ, người con gái bị tình nhân bỏ rơi cùng với một sinh linh bé bỏng và cả người mẹ già gần đất xa trời, Hộ đã đem lòng yêu thương và che chở, cưu mang. Nhưng chính nghĩa cử cao đẹp vì lý tưởng tình thương ấy đã đẩy Hộ vào hàng tấn bi kịch không lối thoát.
Đời thừa vừa là một tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao, vừa là trang viết chất chứa những trăn trở, day dứt về giá trị con người, lối thoát cho con người trong hoàn cảnh xã hội đen tối.
Sống mòn
Cuối năm 1944, Nam Cao viết xong Sống mòn. Tập tiểu thuyết ấy quăng đi, ném lại, không lọt qua được lưới kiểm duyệt để xuất bản, tuy rằng soi từng chữ không có chỗ nào bắt bẻ được.
Sống mòn miêu tả cuộc sống thiểu não, quẩn quanh, nhỏ nhen của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống mù xám cứ "mốc lên, ri đi, mòn ra, mục ra", không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh những con người ấy, ta thấy đặt ra một cách ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót, đau đớn, buồn thảm, tủi nhục, trong đó, đời sống không còn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.
Trăng sáng
Trong tác phẩm Trăng sáng (Giăng sáng), Nam Cao đã xây dựng nhân vật chính là Điền, đây có thể xem là hiện thân của cuộc đời tác giả. Điền là một ông giáo nghèo trường tư, lãnh lương tháng nào cũng không đủ nuôi bản thân và gia đình. Vợ Điền vì khó khăn, vất vả mà nhỏ nhen, ích kỷ từ lúc nào không hay. Con Điền, đứa thì phải đi chăn trâu, đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau. Chứng kiến cảnh tượng ấy hàng ngày, hàng tháng đã khiến tâm hồn Điền cằn cỗi, quên mộng văn chương để lo cơm áo gạo tiền. Và đây được xem như cái bi kịch của người trí thức.
Trong tác phẩm có một chi tiết người đọc nhớ mãi đó là “Ánh trăng lừa dối”. Chi tiết này tiêu biểu cho văn chương lãng mạn thoát li, lấy “mây gió trăng hoa” làm nguồn thi hứng chủ yếu. Ánh trăng lừa dối gợi nhớ đến mặt trời chân thực.
Một bữa no
Một bữa no của nhà văn Nam Cao kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi con. Khi lớn lên thì đứa con nó lại bỏ bà ra đi. Vợ của con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng bỏ bà cùng con gái đi tìm hạnh phúc mới. Bà đã nuôi đứa cháu trong nhiều năm liền. Nhưng rồi do quá khó khăn bà đã phải bán đứa cháu cho nhà bà phó Thụ làm con nuôi. Tưởng rằng sau khi bán cháu thì cuộc sống của bà sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không! Đã nghèo mà còn ốm một trận thập tử nhất sinh. Hôm ấy bà ra thăm cháu, nhưng bà lại bị bà phó Thụ trà đạp lên lòng tự trọng của bà, bà được đãi một bữa ăn nhưng lại là một bữa ăn của sự khinh thường. Bà nén lại lòng tự trọng do quá đói mà ăn bán sống bán chết. Đó là bữa cơm no nhất của bà cũng chính là bữa cơm cuối cùng của đời bà.
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.