Sách

Những quyển sách hay nhất của tác giả Tô Hoài

Chủ nhật, 24/10/2021, 18:48 PM

(NSMT) - Khi nhắc đến Tô Hoài thì không thể không nhắc đến những tác phẩm dưới đây. Những quyển sách trong hành trình 70 năm tuổi nghề của ông đã để lại nhiều câu chuyện và bài học thú vị cho nền văn học nước nhà.

Tô Hoài là một trong những tên tuổi lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Với 94 năm tuổi đời và hơn 70 năm tuổi nghề cùng số lượng tác phẩm đồ sộ, gần 200 đầu sách trải rộng trên nhiều mảng đề tài, có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của nhiều thời, nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau, một tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đến nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Chiều chiều

Bìa sách Chiều chiều. Ảnh tiki.

Bìa sách Chiều chiều. Ảnh tiki.

Chiều chiều là câu chuyện kể ôn lại kỷ niệm của một con người đã đi dọc chiều dài lịch sử. Tô Hoài đưa chúng ta về một làng quê Bắc bộ với những câu chuyện từ “cải cách ruộng đất” rồi “sửa sai”, từ “thời bao cấp”, “làm hợp tác xã” đến “đổi mới sang kinh tế thị trường”… Cả một thời kỳ lịch sử đầy biến động hiện lên chân thực với bao số phận, bao cảm xúc buồn vui lẫn những điều oái ăm, ngang trái….

Đọc Chiều chiều, ta thấy Tô Hoài như chính lão Ngải kia – ngày ngày vẫn ngồi bên bụi tre lép, bên ấm nước chè vò, mắt nhìn xa xăm, nhớ chuyện cũ, người xưa mặc thế thái nhân tình đổi thay…

Quê người

Bìa sách Quê người. Ảnh Thư viện sách điện tử.

Bìa sách Quê người. Ảnh Thư viện sách điện tử.

Nhà văn Tô Hoài đã viết một bộ tiểu thuyết gồm ba tác phẩm: Quê người, Mười năm, Quê nhà. Mỗi tiểu thuyết, câu chuyện, hoàn cảnh và nhân vật đều khác nhau, nhưng tất cả được nối tiếp có hệ thống về các sự kiện lịch sử và xã hội của một vùng nhất định.

Câu chuyện về một địa phương, đấy là các làng mạc ở Hà Đông và Sơn Tây, vùng Tây Bắc thành phố Hà Nội xưa kia, nơi nhà văn Tô Hoài sinh ra và lớn lên. Ở cả ba tiểu thuyết trên đều in dấu vết những nhân vật trong đó có tác giả và gia đình, bè bạn ở sự việc, ở hoàn cảnh, ở những kỷ niệm hồi thơ ấu và đương thời. Bộ ba tiểu thuyết này đã được liệt kê trong danh sách các tác phẩm của Tô Hoài vinh dự được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1 (1996).

Tiểu thuyết Quê người (viết 1941) cũng một khung cảnh ấy, những vùng Hà Nội đã bị chiếm đóng. Cảnh điêu linh và khốn cùng diễn ra, biết bao nhiêu người đã phải tha hương. Đi phu, đi làm đường, vào Nam, sang Tân Đảo và các thuộc địa Pháp ở ngoài châu Đại Dương, làm cu li đồn điền. Trong cảnh khốn đốn, phải đi “đất khách quê người”. Tiểu thuyết Quê người đã được tác giả viết trước nhất, cách đây nửa thế kỷ, từ khi nhà văn Tô Hoài mới bắt đầu cầm bút. Điều đó chứng tỏ đề tài của vấn đề đã nung nấu lâu dài trong tâm tư và tình cảm tác giả theo bước với sự phát triển của số phận cuộc sống và lịch sử.

101 truyện ngày xưa

Bìa sách 101 truyện ngày xưa. Ảnh Davibooks.

Bìa sách 101 truyện ngày xưa. Ảnh Davibooks.

101 truyện ngày xưa là những chuyện cổ tích của dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam được nhà văn Tô Hoài viết lại với văn phong dành cho các em thiếu nhi. Tập truyện xưa huyền ảo, thấm đậm âm hưởng của thời xưa nhưng đến hôm nay vẫn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.

“Chuyện cổ tích không biết có từ đời nào. Tưởng đoán không ngoa là những của báu khảo cổ trên mặt đất này đã ra đời cùng lúc với tiếng nói con người”.

“Nghe cổ tích, ngắm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa được tất cả cơn cớ ta tồn tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đến đâu đều thấm đượm ý nghĩa đời người, con người nỗi niềm than thở hay ngàn vạn ước mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân nghĩa và đức tính lam làm cùng với nụ cười thật hóm, thật duyên và phóng khoáng mọi nhẽ. Cái cười, rừng cười trong cổ tích Việt Nam sâu xa lòng tin và nghị lực”.

Mười năm

Bìa sách Mười năm. Ảnh wakaebook.

Bìa sách Mười năm. Ảnh wakaebook.

Tiểu thuyết Mười năm kể về cuộc sống ở một làng thợ dệt từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936 – 1939) đến sau ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Cái làng quê ấy có vẻ là vùng Nghĩa Đô – Nghĩa Tân thuộc tỉnh Hà Đông cũ, quê hương của nhà văn.

Những người thợ dệt vải dệt lụa sôi nổi tham gia hội Ái Hữu hội Tương Tế, tuyên truyền về Mặt trận Bình dân bên Pháp, mượn thời cơ thuận lợi để vận động dân làng đấu tranh với chính quyền thực dân. Phong trào tạm lắng và chịu nhiều tổn thất trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật gây ra, rồi lại bùng lên thành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thường gọi là Cách mạng tháng 8/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tiểu thuyết khép lại khi Trung, một chiến sĩ cách mạng lên đường tham gia đoàn quân vệ quốc kháng chiến ở Nam bộ, chống thực dân Pháp quay trở lại miền Nam.

Thảo Nguyên (T/H)  
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.

Mùa vu lan nhớ mẹ

Mùa vu lan nhớ mẹ

An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.

Nhiều sách hay dịp hè

Nhiều sách hay dịp hè

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.