Xưa - Nay

Nọc cấy - Từ dụng cụ truyền thống đến biểu tượng văn hóa

Thứ bảy, 10/08/2024, 06:00 AM

(NSMT) - Từ thời kỳ khai hoang mở đất cho đến nay, nghề trồng lúa vẫn luôn gắn bó với người nông dân Cà Mau. Cùng với nông cụ nọc cấy, nghề trồng lúa không chỉ là một hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn trở thành một phần quan trọng trong di sản văn hóa của Việt Nam.

Trong quá trình khai phá và chinh phục thiên nhiên, người dân Cà Mau đã phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi để mưu sinh, trong đó nghề trồng lúa đã trở thành một trong những nghề chủ yếu. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển mình trong phương thức sản xuất, nhiều công cụ truyền thống như nọc cấy đang dần bị thay thế.

Người phụ nữ tay cầm nọc cấy, cấy lúa trên đồng. (Ảnh tư liệu)

Người phụ nữ tay cầm nọc cấy, cấy lúa trên đồng. (Ảnh tư liệu)

Nọc cấy, một dụng cụ nông nghiệp quan trọng trong nghề trồng lúa thời kỳ trước được sử dụng phổ biến từ giữa thập niên 1950. Tuy nhiên, từ năm 1980 trở đi, nọc cấy bắt đầu ít được sử dụng hơn khi nông dân chuyển sang làm lúa thần nông (thường gọi là sạ lúa thần nông). Ngoài ra nông dân thường dùng máy cấy, họ điều khiển máy chạy đến đâu, mạ được máy cấy đến đó, giúp tăng năng suất một cách đáng kể so với cấy tay hay dùng nọc cấy.

Có nhiều loại nọc cấy khác nhau: loại dài từ 40-50cm dùng cho ruộng nước sâu và loại 20-30cm dùng cho ruộng nước nông. Để chế tạo nọc cấy, các thợ mộc thường chọn những loại gỗ cứng và chắc như mù u, thau lau, căm xe, dầu. Nọc cấy được đẽo cổ bồng, phần trên đầu hình lục giác hoặc đa giác, với thân dưới nhọn để dễ cắm vào đất. Tay cầm thường được đẽo cong để dễ thao tác, dài khoảng 15cm và được gắn vào cổ của nọc cấy. Quy trình cấy lúa bao gồm việc dùng nọc cấy tạo lỗ trên đất, sau đó nhét tép mạ vào lỗ. 

Từ thuở xa xưa hình ảnh người phụ nữ cấy lúa trên đồng cũng được thể hiện qua câu ca dao: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu”, “Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.

Ngày nay, hình ảnh người nông dân với nọc cấy trên đồng ruộng đã trở nên hiếm hoi, nhường chỗ cho các thiết bị hiện đại. Dù vậy, nọc cấy vẫn là biểu tượng văn hóa sâu sắc của người dân Cà Mau, xuất hiện trong nhiều câu ca dao và tục ngữ, phản ánh sự cần cù và tinh thần lao động của họ. Chúng ta vẫn có thể bắt gặp những chiếc nọc cấy cũ bên vách nhà ở các vùng quê, đã trở nên bóng lưỡng và nhuốm màu vàng của nước phèn vùng U Minh.

Những chiếc nọc cấy được bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Những chiếc nọc cấy được bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Trong quá trình tìm hiểu về nông cụ tỉnh Cà Mau trước năm 1975, chúng tôi được biết Bảo tàng tỉnh  đang lưu giữ nhiều chiếc nọc cấy, gắn liền với những câu chuyện về cuộc sống gian khổ của người nông dân và chứng minh cho nghề nông đã nuôi sống bao thế hệ từ thuở khai hoang đến ngày nay.

Nhìn từ góc độ văn hóa, nọc cấy không chỉ là công cụ lao động mà còn là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của người dân Cà Mau. Dù hiện nay ít được sử dụng, nọc cấy vẫn là một vật báu, gắn bó với giá trị truyền thống và cuộc sống lao động, biểu trưng cho sự cần mẫn và kiên trì của người nông dân Cà Mau.

Bé Sáu - Tăng Vũ Khắc  
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).

Chính thức mở cổng đăng ký Cuộc thi hóa trang

Chính thức mở cổng đăng ký Cuộc thi hóa trang "Hằng Nga giáng trần"

(NSMT) - Cuộc thi Hóa trang (Cosplay) "Hằng Nga giáng trần" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).

Đừng bỏ lỡ Đêm hội Trăng rằm - San sẻ yêu thương năm 2024 tại Cần Thơ vào tháng 9 này

Đừng bỏ lỡ Đêm hội Trăng rằm - San sẻ yêu thương năm 2024 tại Cần Thơ vào tháng 9 này

(NSMT) - Từ 8h đến 22h ngày 15/09/2024 (nhằm ngày 13/8 âm lịch) tại Công Viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ), Đêm hội Trăng rằm - San sẻ yêu thương lần thứ 5 năm 2024 sẽ quay trở lại với hàng loạt hoạt động sôi nổi, hứa hẹn đem đến cho người dân những kỷ niệm khó quên dịp Tết Trung thu 2024.

Nghĩa tình “chợ gạch”

Nghĩa tình “chợ gạch”

Giữa lòng TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, có một nơi tập trung rất đông ghe để lên gạch phân phối đi các nơi phục vụ xây dựng, cư dân địa phương quen gọi là “chợ gạch”. “Chợ gạch” có đông nhân công, công việc cực nhọc nhưng họ luôn vui vẻ, giúp đỡ nhau kiếm thu nhập lo cuộc sống…

Cúng Rằm tháng 7 ở đâu, giờ nào để thành kính và nhiều tài lộc?

Cúng Rằm tháng 7 ở đâu, giờ nào để thành kính và nhiều tài lộc?

Người xưa có câu “Đi lễ cả năm không bằng cúng rằm tháng 7”. Bởi vậy, việc cúng Rằm tháng 7 ở đâu, giờ nào để thành kính và kích nhiều tài lộc là điều vô cùng quan trọng.