Xưa - Nay

Nỗi niềm của người đàn ông đam mê với sản phẩm bằng lá dừa

Chủ nhật, 10/10/2021, 10:24 AM

Những năm gần đây, các đám cưới từ thành thị đến nông thôn, mọi người vẫn sử dụng dịch vụ làm cổng cưới bằng khung sắt có sẵn, hoa giả, ít ai còn nhớ đến những chiếc cổng cưới được tạo ra từ lá dừa và các hình vật trang trí cũng được làm từ lá dừa. Thế nhưng, ở huyện Cù Lao Dung, có một người đàn ông vẫn đam mê và tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật từ lá dừa của xứ sở.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm sâu giữa bạt ngàn cây ăn trái cùng vườn dừa xanh mát mắt, anh Nguyễn Văn Vũ cho biết: Anh sinh năm 1977 trong một gia đình nông dân quê ở tỉnh Trà Vinh. Năm 1979, gia đình anh rời Trà Vinh sang định cư tại xã An Thạnh Nhì (nay là xã An Thạnh Đông) của huyện Cù Lao Dung. Còn nơi ở của anh Vũ hiện nay là quê vợ, ấp An Thường, xã An Thạnh 1 (huyện Cù Lao Dung).

Empty
Cổng cưới bằng lá dừa với vẻ đẹp mộc mạc, dân dã nhưng đầy nghệ thuật.

Cổng cưới bằng lá dừa với vẻ đẹp mộc mạc, dân dã nhưng đầy nghệ thuật.

Nói về cơ duyên gắn bó với nghề trang trí cổng cưới bằng lá dừa, anh Vũ kể: “Hồi nhỏ, ở quê đám cưới nào cũng làm cổng và trang trí bằng lá dừa. Lúc đó, tôi còn nhỏ nên đi theo xem người lớn làm cổng cưới bằng lá dừa riết rồi mê luôn, bén với nghề từ dạo đó nhưng chính thức “ra riêng” làm nghề này từ năm 1990. Hồi đó, tôi làm không xuể bởi người ta đặt hàng nhiều lắm, có ngày phải làm cho mấy đám cưới nên phải thuê người làm tiếp mình mới kịp.

Anh Nguyễn Văn Vũ - Người đàn ông vẫn đam mê và tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật từ lá dừa của xứ sở.

Anh Nguyễn Văn Vũ - Người đàn ông vẫn đam mê và tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật từ lá dừa của xứ sở.

Nhưng từ khoảng năm 2000 thì ít hẳn đi. Một phần vì dịch vụ tổ chức đám cưới mở ra nhiều, cổng cưới cùng vật dụng trang trí đều làm sẵn bằng sắt thép, nhựa, vải,…cho thuê với giá rất rẻ. Một phần thanh niên ở quê đi làm ở các tỉnh miền Đông và TP Hồ Chí Minh, ít ai ở nhà nên cũng ít tổ chức đám cưới tại nhà thành ra cổng cưới lá dừa gần như bị lãng quên. Tuy vậy, vẫn có một số người thích cổng cưới lá dừa nên tôi vẫn có việc làm dù mỗi tháng chỉ làm được vài cổng. Mỗi cổng từ 1-3 triệu đồng tùy vào khoảng cách.

Empty
Ngoài cổng đám cưới, một số gia đình có sự kiện trọng đại như tổ chức sinh nhật, mừng thọ, đính hôn... cũng đặt anh Vũ làm.

Ngoài cổng đám cưới, một số gia đình có sự kiện trọng đại như tổ chức sinh nhật, mừng thọ, đính hôn... cũng đặt anh Vũ làm.

Để có một chiếc cổng cưới phải chuẩn bị trước cả chục ngày cho việc chuẩn bị vật liệu. Với những cổng được giá từ 2-3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 700.000 đồng. Có những cổng từ 1 triệu đồng đôi khi không lãi đồng nào nhưng vẫn làm vì yêu cái nghề này. Nhưng kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, đám cưới ít đi nên tôi cũng… không có cơ hội trổ tài”.

Theo anh Vũ, cổng lá dừa được làm chủ yếu từ lá dừa, đọt dừa và cây cờ bắp (đọt dừa nước) là nguyên liệu rất dễ kiếm ở địa phương. Để có một chiếc cổng cưới vừa ý khách hàng đòi hỏi tính công phu và sự tập trung cao độ của người làm. Vì thế, mỗi chiếc cổng cưới được đặt hàng, anh Vũ phải có gần một tuần để chuẩn bị nguyên liệu, sau đó thêm mấy ngày để thiết kế sườn, làm hoa văn trang trí và lắp ráp.

Empty
Empty
Empty
Nhiều mẫu cổng chào được anh Vũ tạo ra cho khách hàng lựa chọn.

Nhiều mẫu cổng chào được anh Vũ tạo ra cho khách hàng lựa chọn.

Đôi bàn tay khéo léo, tính tỉ mỉ, sự sáng tạo của anh Vũ đã khiến nhiều người ngưỡng mộ khi anh có hàng chục mẫu cổng chào cho khách hàng lựa chọn như Cổng Song Hỷ (có hai chữ Song Hỷ kết bằng lá dừa), cổng Chúc mừng (có hai câu đối bằng lá dừa hai bên), cổng Tứ linh hội tụ (có hình ảnh tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng bằng lá dừa), cổng Long Phụng hoàn viên (có hình ảnh Long Phụng bằng lá dừa),…

Ngoài cổng đám cưới, một số gia đình có sự kiện trọng đại trong gia đình như tổ chức sinh nhật, mừng thọ, đính hôn,…cũng đặt anh làm cổng bằng lá dừa bởi vẻ đẹp mộc mạc, dân dã nhưng đầy nghệ thuật của quê hương xứ sở.

"Làm một chiếc cổng lời không bao nhiêu nhưng tôi vẫn làm vì yêu cái nghề này vả cũng mong muốn mình được góp phần nhỏ cho ngày vui của các đôi uyên ương cũng như cho mọi người”, anh Vũ chia sẻ.

Đôi bàn tay khéo léo, tính tỉ mỉ, sự sáng tạo của anh Vũ đã khiến nhiều người ngưỡng mộ

Đôi bàn tay khéo léo, tính tỉ mỉ, sự sáng tạo của anh Vũ đã khiến nhiều người ngưỡng mộ

Anh Nguyễn Vũ Hải, Bí thư đoàn xã An Thạnh 1 cho biết: “Chiếc cổng cưới lá dừa đã trở thành quen thuộc trong đời sống của người dân ở nông thôn từ bao đời. Sau này nó bị mai một bởi sự ra đời của cổng sắt thép làm sẵn, được nhiều người lựa chọn vì tiện. Bây giờ, cổng cưới lá dừa đã được nhiều người lựa chọn, đó là tín hiệu vui trong việc duy trì, gìn giữ nét văn hoá dân gian của quê hương xứ sở. Nói thật, so với cổng bằng sắt thép thì cổng lá dừa ăn đứt mọi phương diện bởi nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, thân thiện với môi trường. Tuổi trẻ xã chúng tôi tổ chức sự kiện nào cũng nhờ anh Vũ làm cổng chào lá dừa và luôn được chọn là đẹp nhất”.

Được biết, anh Vũ có hoàn cảnh khá khó khăn khi hai vợ chồng không có đất sản xuất, chủ yếu làm thuê làm mướn cho bà con trong địa phương để nuôi hai con ăn học nhưng anh vẫn say mê làm cổng lá dừa.

Sao Khuê  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.