Nếp nhà

Phụ nữ Việt sợ Tết đến “xanh mặt”

Thứ ba, 27/12/2022, 10:20 AM

Tết là dịp sum vầy vui khỏe, đoàn tụ nhưng với nhiều chị em dịp nghỉ này không mấy vui vẻ như mong đợi, thậm chí còn sợ "xanh mặt" vì những áp lực đủ thứ.

Nỗi ám ảnh về những ngày Tết với phụ nữ Việt Nam là có thật, thay vì được nghỉ theo đúng nghĩa của từ “nghỉ Tết”, chị em phải gồng mình để thực hiện thiên chức làm “vợ hiền dâu đảm” trong những ngày “cả năm có 1 lần”.

Không ít chị em cảm thấy sợ khi Tết cận kề (Ảnh minh họa)

Không ít chị em cảm thấy sợ khi Tết cận kề (Ảnh minh họa)

Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này, Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa cho hay, Tết là để sum vầy, là dịp để vui chơi, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thực tế nhiều người lại cảm thấy mệt mỏi vì quá tất bật chuẩn bị Tết và dẫn đến sợ Tết.

Nếu ngày thường, công việc của chúng ta chỉ là một đến hai đầu việc (đi làm, nội trợ, chăm con) thì đến Tết, chúng được nhân lên gấp đôi, gấp ba hoặc có thể nhiều hơn nữa.

Nỗi lo về kinh tế

"Tiêu Tết bao nhiêu là đủ?" luôn là câu hỏi khiến chị em phải suy nghĩ cả tháng trời. Nào là quần áo mới cho gia đình, mua sắm trang hoàng nhà cửa, tiền mua thức ăn, tiền lì xì, biếu cha mẹ hai bên, tiền quà cho các mối quan hệ làm ăn, công việc, tiền tàu xe đi lại….

Theo Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa, từng nấy thôi đã khiến những cô vợ "xanh mặt" vì Tết bởi ngốn quá nhiều tiền bạc, với nhiều gia đình, là khoảng 2 - 3 tháng lương thưởng. Dù có được "thu hoạch" bù lại nhờ tiền lì xì của con, việc chi tiêu quá nhiều trong Tết để lại cho chị em một nỗi lo hậu Tết. Có người làm tích cóp cả năm để tiêu tết, sau tết là phải bắt đầu lại từ đầu.

Ám ảnh việc dọn dẹp nhà cửa

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa cho biết, năm mới đến, ai cũng muốn nhà cửa sạch sẽ tinh tươm, nhưng việc dọn nhà trước tết là một "cực hình" với nhiều chị em.

Dù dọn dẹp nhà cửa là việc làm thường xuyên hàng ngày của chúng ta. Nhưng ngày tết với quan niệm là phải sạch sẽ, để đón tài lộc, rồi khách khứa đến chơi nên tâm lý phải dọn dẹp cho tơm tất khiến nhiều chị em áp lực.

Dọn nhà trước tết là một 'cực hình' với nhiều chị em (Ảnh minh họa)

Dọn nhà trước tết là một "cực hình" với nhiều chị em (Ảnh minh họa)

Sợ nấu nướng

Trong khi sợ rượu là nỗi sợ hãi đặc trưng của cánh mày râu, thì sợ nấu nướng, dọn dẹp lại là nỗi sợ phổ biến của chị em phụ nữ.

"Chu trình" lặp đi lặp lại trong những ngày Tết là sáng dậy sớm, chuẩn bị mâm cỗ sáng, ăn uống xong xuôi là màn dọn rửa với ê hề bát đũa, nghỉ ngơi hoặc chúc Tết một lúc xong lại bắt tay vào chuẩn bị cỗ trưa, lại dọn rửa, chiều thì tiếp tục "lao động" với bữa cỗ tối.

Bù đầu bù cổ với cơm nước tối ngày, tiếp đãi khách khứa xong lại xắn tay dọn dẹp, Tết với nhiều phụ nữ giống như những ngày "hành xác" hơn là một dịp thảnh thơi nghỉ ngơi như họ kỳ vọng.

Phương tiện về quê ngày Tết

Chuyên gia tâm lý cho hay, ngày Tết tàu xe đông đúc người đi lại, nhiều gia đình về quê ăn Tết còn nỗi ám ảnh về xe cộ. Nào là phải canh ngày, giờ phù hợp để mua vé đi - về. Đến ngày đi thì tay xách, nách mang, gia đình nào có con nhỏ thì càng có nhiều cái để lo.

Với nhiều chị em, việc chuẩn bị Tết mất quá nhiều công sức dẫn đến mệt mỏi và không vui vẻ (Ảnh minh họa)

Với nhiều chị em, việc chuẩn bị Tết mất quá nhiều công sức dẫn đến mệt mỏi và không vui vẻ (Ảnh minh họa)

“Trong những năm tháng làm công tác tư vấn tâm lý, tôi đã lắng nghe biết bao tâm sự của những người vợ sợ Tết. Có người đã ốm vì Tết, có người tủi thân vì chồng vô tâm không cho về ngoại ăn Tết, cũng có nhiều gia đình bất hòa vì những chuyện vụn vặt trong Tết”, chuyên gia tâm lý chia sẻ.

Vị chuyên gia cho rằng, ngày Tết thay vì là ngày nghỉ ngơi, vui chơi thì nhiều chị em gồng mình để chuẩn bị Tết cho gia đình với mong muốn làm tròn bổn phận, để gia đình vui hay Tết thì phải vậy. Cũng vì dành quá nhiều thời gian và công sức cho chuẩn bị Tết mà nhiều người bỏ quên không chăm sóc bản mình. Để rồi chị em ăn Tết mà luôn trong tâm trạng bực bội, mệt mỏi, khó chịu.

Cuộc sống hiện đại, Tết không phải chỉ có người phụ nữ phải làm tất cả những công việc chuẩn bị Tết, trong Tết và sau Tết. Thay vào đó, chị em nên bàn bạc với các thành viên trong gia đình, lên kế hoạch phân chia công việc cụ thể và cùng các thành viên gia đình thực hiện. Đây là cách để chị em có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và làm đẹp trong những ngày tết.

"Tết là phải vui, chị em thay vì phải tất bật tổ chức, chuẩn bị Tết, thì nên đơn giản lược bớt. Cái nào bỏ được cứ mạnh dạn bỏ, cái nào đơn giản được cứ đơn giản để giành thời gian vui vẻ, nghỉ ngơi bên gia đình", chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa nhắn nhủ.

Thúy Ngà  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.