Tài chính

Sóc Trăng: Trên 500 tỷ đồng bình ổn giá cả dịp Tết Nguyên đán

Thứ ba, 04/01/2022, 15:52 PM

(NSMT) - Ngày 4/1, ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng cho biết, thực hiện Chương trình bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có Kế hoạch và chỉ đạo các cấp ngành địa phương hệ thống phân phối, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sớm triển khai thực hiện, chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nhâm Dần với lượng hàng hóa có giá trị dự kiến là 500 tỷ 950 triệu đồng.

Cụ thể, về mặt hàng gạo các loại, chuẩn bị gần 15.000 tấn, trị giá trên 193 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thành Tín, chuẩn bị 11.000 tấn; Công ty TNHH Tiến Phát Nông 3.000 tấn; Siêu thị Co.op Mart Sóc Trăng, Vinmart; chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh... mỗi đơn vị sẽ cung ứng từ vài chục tấn đến gần 1.000 tấn gạo.

Mặt hàng gạo các loại gần 15.000 tấn, trị giá trên 193 tỷ đồng.

Mặt hàng gạo các loại gần 15.000 tấn, trị giá trên 193 tỷ đồng.

Ngoài gạo, còn có các mặt hàng thực phẩm tươi sống (gần 1.225 tấn), trị giá trên 27,66 tỷ đồng; các mặt hàng thiết yếu khác như đường, sữa, bánh kẹo, bia, nước khoáng, nước giải khát, chất tẩy rửa... trị giá lên tới 227,5 tỷ đồng; mặt hàng xăng dầu trị giá trên 18 tỷ đồng.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tết năm nay tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các hệ thống phân phối cung ứng thêm các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 như nước sát khuẩn, khẩu trang kháng khuẩn... trị giá gần 35 tỷ đồng.

Hàng hóa ở Siêu thị Coopmart Sóc Trăng.

Hàng hóa ở Siêu thị Coopmart Sóc Trăng.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, thời gian thực hiện bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán từ đầu tháng 1 đến hết tháng 3/2022. Để các mặt hàng thiết yếu không bị khan hiếm, “cháy” hàng hay biến động giá tăng đột biến, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo ngành Công Thương phối hợp vận động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tham gia dự trữ hàng hóa trên tinh thần tự nguyện, được nhà nước hỗ trợ trong việc quảng bá về địa điểm, chương trình bán hàng bình ổn; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Sao Khuê  
Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương

Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương

(NSMT) - Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện mô hình nuôi chồn hương, mở ra hướng đi mới cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng

Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng "lập đỉnh"

Giá vàng liên tục tăng đã tạo điều kiện cho dịch vụ thuê vàng cưới ra đời và phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này.

Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?

Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.

Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose

Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose

Hậu Giang có vùng trồng khóm (dứa) bạt ngàn. Tiếp sau trái khóm vàng óng, thơm ngon, kết quả công trình nghiên cứu công nghệ ứng dụng từ lá khóm tạo được nguồn vật liệu mới, công dụng tuyệt vời.

Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm

Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm

Theo chia sẻ của anh Phan Thanh Xuyên ở ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, sở dĩ anh chọn cây mãng cầu xiêm để “đổi đời” là vì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc; trái và các sản phẩm chế biến từ trái mãng cầu xiêm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng. Anh đã quyết tâm thuê đất để trồng loại cây mà anh tin tưởng là sẽ giúp vực dậy kinh tế gia đình. Hiện tại, với 7 công mãng cầu xiêm, anh có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Xóm trầu Vĩnh Lộc

Xóm trầu Vĩnh Lộc

Ít ai biết rằng, tại ấp Vĩnh Lộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) vẫn còn những vườn trầu nép mình bên dòng sông Cái Bé. Vườn trầu cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình các mẹ, các chị. Tảo tần với vườn trầu cũng là cách người dân Vĩnh Lộc giữ lại hình ảnh một góc quê yên bình của vùng đất này.

Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết

Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết

(NSMT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc. Vào thời điểm này, làng nghề sản xuất cá khô biển thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân lại tất bật vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đang tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng cá khô đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.