Xưa - Nay

Tấm lòng người miền Tây với Bác Hồ

Thứ hai, 15/05/2023, 09:25 AM

“Con lớn lên chưa một lần gặp Bác. Nhưng câu hát quê hương con thuộc tự bao giờ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” (vọng cổ “Thiêng liêng tình Bác” của soạn giả Huyền Nhung). Tiếng hát của nghệ sĩ đến từ Ðoàn Văn công Quân khu 9 cất lên trong buổi triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh khiến người nghe xúc động. Miền Nam nhớ mãi ơn Người - tâm tình đó là vĩnh hằng. Khi hoa phượng rực đỏ trời tháng 5, người Nam Bộ thành đồng, người miền Tây sông nước lại hướng lòng mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu.

Bác Hồ trong lòng người miền Tây

Tại triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” đang diễn ra tại Bảo tàng Quân khu 9, nhiều tư liệu, hình ảnh xúc động về tình cảm của quân và dân miền Tây Nam Bộ với Bác Hồ kính yêu được trưng bày trang trọng.

“Kính gửi Hồ Chủ tịch. Nhân dịp bộ đội tập kết về miền Bắc, chúng tôi Hội Mẹ Chiến sĩ ấp Hòa An, xã Hòa Hiệp, huyện Long Mỹ, Cần Thơ xin gởi lời kính chúc Cụ luôn luôn đầy đủ sức khỏe để lãnh đạo nhân dân giành hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhứt nước nhà. Hội Mẹ chúng tôi và đồng bào Nam Bộ rất vui mừng phấn khởi Hiệp định đình chiến Hội nghị Giơ-neo lập lại hòa bình Ðông Dương, và luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Cụ”. Ðây là một đoạn trong bức thư do bà Nguyễn Thị Xạng thay mặt Hội Mẹ Chiến sĩ ấp Hòa An, xã Hòa Hiệp, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ gửi Bác Hồ nhân dịp bộ đội và cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, ngày 13-8-1954. Bức thư bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng vào Bác Hồ, vào Ðảng và quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ làm tròn nhiệm vụ để thực hiện thống nhất nước nhà, Bắc Nam sum họp.

Lại nói chuyện những chuyến tập kết ra Bắc, câu chuyện về má Lê Thị Sảnh (tức má Tư Tố) ở Ranh Hạt (xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) gửi đoàn tập kết cây vú sữa miền Nam mang ra tặng Bác Hồ, vẫn còn được nhiều người nhắc nhớ. Cây vú sữa ấy được Bác Hồ trân trọng trồng trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Bức ảnh Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa của đồng bào miền Nam chụp vào tháng 12-1957 đã trở thành hình ảnh lịch sử. Sau ngày hòa bình, một nhánh vú sữa từ cây mẹ đã được chiết, mang về trồng tại Phủ thờ Bác Hồ ở xã Trí Phải (nay thuộc xã Trí Lực, huyện Thới Bình). Gần nơi an nghỉ của vợ chồng má Tư bây giờ, một tấm bia đã được dựng lên với hình ảnh Bác Hồ tưới cây vú sữa miền Nam để ghi dấu sự kiện.

Những ngày đầu tháng 9-1969, như lời thơ Tố Hữu “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, Bác Hồ về cõi vĩnh hằng. Cùng với đồng bào cả nước, đồng bào miền Tây Nam Bộ thương nhớ khôn nguôi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Dù giữa chiến tranh, loạn lạc nhưng người miền Tây vẫn có cách riêng để tưởng nhớ Người. Ông Lê Văn Thống (tức Tư Thống) ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, kể lại: Ông là người được xã giao nhiệm vụ phóng lớn ảnh Bác để làm lễ truy điệu. Từ tấm giấy bạc Cụ Hồ, ông Tư đã vẽ lại ảnh Bác bằng tất cả niềm tin yêu, xúc động. Bức ảnh ấy đã được dùng trong suốt 4 ngày truy điệu Hồ Chủ tịch, và đi vào lịch sử, minh chứng cho tấm lòng của đồng bào Hậu Giang với Bác Hồ.

Tại triển lãm ở Bảo tàng Quân khu 9, nhiều người dừng lại thật lâu trước bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo trong lễ cầu siêu cho Người tại chùa Khánh Quang (phường Tân An, quận Ninh Kiều, vào ngày 3-9-1969), cùng với đó là tràng hạt và kinh cầu nguyện mà thầy Thích Huệ Thành, Chánh đại diện Phật giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Cần Thơ, trụ trì chùa Khánh Quang, dùng trong lễ cầu siêu này. Hay là các băng tang của cán bộ, chiến sĩ miền Tây đã đeo trong lễ truy điệu Hồ Chủ tịch vào ngày 3-9-1969.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét vẽ của ông Lê Văn Đồng.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét vẽ của ông Lê Văn Đồng.

Ðể nói về tấm lòng người miền Tây với Bác Hồ, những đền thờ, phủ thờ, gian thờ Bác dọc dài sông nước đồng bằng là minh chứng rõ ràng nhất. Hầu hết các công trình này được xây dựng ngay sau khi Bác về cõi vĩnh hằng. Dưới làn bom mũi đạn của quân thù, với tấm lòng thương nhớ Bác, quân và dân miền Tây vẫn đồng lòng, quyết tâm để có nơi tưởng nhớ Người thật trang trọng. Khách tham quan được tận mắt xem hiện vật là mảnh tole, từng là vách Ðền thờ Bác Hồ ở xã Long Ðức, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, bị địch bắn phá vào năm 1971; thùng đạn, chiến lợi phẩm do ông Phạm Văn Tiềm, một trong những người đầu tiên xây dựng và bảo vệ Ðền thờ Bác Hồ ở Long Ðức, thu được trong lần địch càn quét đánh phá đền thờ, năm 1970. Khách tham quan còn được xem chiếc máy BS9, là phương tiện mà ông Khưu Văn Khuôl dùng chuyển vật tư, nhân lực để xây dựng Ðền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, từ cuối năm 1969-1972...

Mỗi đền thờ, phủ thờ Bác Hồ ở ÐBSCL như một trái tim cùng chung nhịp đập: “Áo ấm cơm no nhờ ơn Ðảng. Ðộc lập tự do nhớ Bác Hồ”.

Những bộ sưu tập bằng cả tấm lòng

Ðến với triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” tại Bảo tàng Quân khu 9, khách tham quan còn được xem những bộ sưu tập rất đặc biệt. Ðó là những bộ sưu tập bằng cả tấm lòng của người miền Tây với Bác Hồ.

Bộ sưu tập tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông Lê Văn Ðồng ngụ khóm 3, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, khiến nhiều người xúc động. Ngón nghề không chuyên nhưng với lòng kính yêu Bác Hồ, người họa sĩ miền Thất Sơn đã vẽ những bức tranh tuyệt đẹp bằng bút chì. Từ ảnh chụp tư liệu về Bác, ông Ðồng vẽ lại, với những nét vẽ có hồn, cuốn hút người xem. Ðã có trên 200 bức chân dung về Bác được ông Ðồng vẽ nên, và mang giới thiệu đến học sinh trên địa bàn huyện để các em thêm yêu kính, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ. Ðiều đặc biệt, trên từng bức vẽ, ông Ðồng lại viết lên những dòng tâm tình bày tỏ lòng kính yêu với Bác, hay bối cảnh chụp bức ảnh... Trong một bức vẽ, nơi cao nhất ông viết “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn!”, phía bìa trái ông cảm tác mấy vần thơ: “Nhớ đến Bác bỗng dưng tôi muốn khóc. Người đã hy sinh suốt cả cuộc đời! Sau ba mươi năm đất khách quê người. Bác đã hoàn thành lý tưởng cứu dân cứu nước”.

Các đại biểu tham quan triển lãm chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Quân khu 9.

Các đại biểu tham quan triển lãm chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Quân khu 9.

Ðại tá Lê Quang Bản ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, sưu tầm hình ảnh về Bác Hồ và những trận đánh hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Bác. Từng bức ảnh được cắt từ báo, sách, tài liệu... với kích thước lớn, nhỏ khác nhau nhưng cùng chung tâm tình của người con quê hương sông Tiền hướng về Hồ Chủ tịch. Cựu chiến binh Võ Văn Khai, ngụ huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ trong thời gian tập kết ra Bắc. Tương tự như ông Bản, ông Khai bắt đầu sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1969, làm nên một bộ sưu tập dày dặn, giá trị.

Cũng có bộ sưu tập về Bác Hồ, em Ðặng Ðức Thọ, học sinh lớp 10 ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đã sưu tầm hình ảnh, tư liệu, tranh vẽ, thơ ca, ca khúc về Bác từ khi mới học lớp 1. Hơn 10 năm sưu tầm, Thọ đã sở hữu hơn 300 tư liệu về Bác Hồ. Trong không gian triển lãm, bản ký âm ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” do Thọ sưu tầm được trưng bày trang trọng.

* *

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm yêu thương vô hạn cho miền Nam ruột thịt: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”. Còn tấm lòng miền Nam với Bác mãi như lời ca khúc của nhạc sĩ Lưu Cầu “Dẫu núi có mòn mà sông kia có cạn. Miền Nam ơi! Miền Nam nhớ mãi ơn Người ơn Người thiết tha” và lời hát vẫn mãi vang “Sóng nước Cửu Long không phút giây nào nguôi. Niềm thương nhớ Bác đến muôn đời...”.

Theo Đăng Huỳnh/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.