Xưa - Nay

Tết Trung thu ngày nay có gì khác ?

Thứ sáu, 02/09/2022, 05:40 AM

(NSMT) - Tết Trung thu là một ngày lễ quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Theo thời gian, trên tay bọn trẻ ngày nay chỉ còn là những chiếc lồng đèn điện được tạo hình con này con kia, đến cả ngôi sao năm cánh được thắp bằng nến cũng bị cái chóp nháy của đèn led thay thế mất rồi. Do Trung thu bây giờ khác, hay vì xã hội đã đổi thay?

Nói về ý nghĩa của Tết Trung thu, nhà Thơ Tùng Bách đã có đôi lời chia sẻ: “Nhiều phỏng đoán cho rằng Trung Thu là dịp mở hội mừng mùa vụ bội thu của nông dân sau một vụ mùa cần lao vất vả. Hình ảnh mặt trăng mang nhiều ý nghĩa văn hóa tinh thần và tâm linh. Tháng Tám – đêm Rằm, mặt trăng thường là tròn đầy và rõ nhất trong năm. Người xưa coi sự tròn đầy là biểu tượng của sum họp nên Rằm Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên”. Đến độ trăng tròn, cả làng trên xóm dưới sẽ quây quần bên nhau, ăn bánh, uống trà, cùng chơi lồng đèn và ngắm mặt trăng tròn tỏa sáng trên bầu trời đầy sao.

Trẻ em chơi lồng đèn trước ngõ (Ảnh: Internet).

Trẻ em chơi lồng đèn trước ngõ (Ảnh: Internet).

Ở nông thôn, mâm cỗ cúng Rằm được bày biện rất đơn giản, chủ yếu là trái cây vì nhà nào cũng trồng được, còn bánh kẹo thì không phải ai cũng có. Tối đến, bầy trẻ con trong xóm lí lắc đòi ra thị trấn mua cho được cái đèn ông sao năm cánh được bọc kiếng còn mới toanh. Có những nhà không có điều kiện, họ cũng biết tự chuốc tre để làm thành cái lồng đèn ngôi sao cho bọn trẻ trong nhà chơi, vậy mà vui. Từ đầu ngõ đã nghe thấy tiếng lốc cốc leng keng của những lon thiếc đã bỏ đi cũng được tái chế thành dây xe kéo, tụi trẻ con đi tới đâu là rộn ràng tới đó, làm ai cũng nôn nao mà chạy ra rước cỗ cùng.

Ở thành phố thời 9X, 2X cũng rước cỗ như tụi trẻ ở nông thôn mà thôi, chỉ là có tổ chức và quy mô hơn: có lân, có rồng và có cả xiếc. Thời đó thì những chiếc lồng đèn điện vẫn còn chưa nổi lắm, với cả cái gì mới, cũng đều mắc cả. Các bậc phụ huynh sẽ không vì một ngày lễ mà chịu chi nhiều cho những cái lồng đèn chạy bằng pin đó.

Mâm cỗ Trung thu 'hoành tráng' thời 9X, 2X.

Mâm cỗ Trung thu "hoành tráng" thời 9X, 2X.

Theo truyền thống Việt Nam, Tết Trung thu còn gắn liền với sự tích chú Cuội ngồi gốc đa chờ chị Hằng. Hình tượng này đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, tuy có chút gì đấy hơi hoang đường nhưng lại rất thơ mộng và hồn nhiên. Cứ mỗi năm, câu chuyện này lại được lớp người tái hiện thông qua những vở kịch và tạo hình để phục vụ cho đêm hội thêm vui. Tại cái tụ điểm của nhà thông tin khu vực, người dân còn được thưởng thức các tác phẩm văn nghệ liên quan đến chủ đề Trung Thu và được tặng bánh, kẹo, lồng đèn giấy mang về làm quà.

Các nhân vật quen thuộc trong đêm Trung thu (Ảnh: Chùa Ba Vàng).

Các nhân vật quen thuộc trong đêm Trung thu (Ảnh: Chùa Ba Vàng).

Cuộc sống không những biến động từng ngày mà từng phút từng giây đều sẽ có thay đổi ít nhiều. Những thế hệ 9X và đầu 2X đã cảm thấy may mắn vì được đón Trung thu một cách trọn vẹn nhất, tuy thiếu thốn nhưng lại được sống với tuổi thơ thật đẹp. Bạn Ngân Hoàng - một người con của miền Tây chia sẻ: “Rất nhớ Trung Thu ở quê lúc nhỏ, cứ ngồi chờ đến ngày này trong năm vì sẽ được nông trường phát cho mỗi người cái bánh trung thu tròn tròn và ít kẹo. Cảm giác lúc đó thật hạnh phúc biết bao cho nên đến tận bây giờ dù không phải tín đồ bánh ngọt nhưng cứ đến mùa là nhất định phải đi mua bánh Trung thu ăn, chỉ để nhớ về một thời thơ ấu”.

Tết Trung thu ngày xưa đơn giản vậy mà nhà nào cũng trông ngóng, có bánh ăn bánh, có kẹo ăn kẹo, cùng uống trà ngắm trăng, miệng cứ mãi ngân nga theo câu hát của tụi trẻ con đi rước cỗ “Tết Trung thu em rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường...”

Phùng Thảo  
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.