Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương: Người giữ trọn lời thề Hippocrates
(NSMT) - Là Giảng viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ và kiêm nhiệm phó trưởng khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương luôn tận tụy trong công việc, hết lòng với bệnh nhân cũng như truyền thụ kiến thức y học, rèn luyện y đức và thắp lên ngọn lửa yêu nghề cho nhiều thế hệ sinh viên.
Chúng tôi may mắn có dịp được gặp Tiến sĩ Trương trong một lần làm việc tại trường Đại học Y dược Cần Thơ. Thời gian tiếp xúc với người thầy thuốc này không nhiều nhưng đủ cho chúng tôi có những ấn tượng rất đặc biệt.
Sinh năm 1966, tại một làng quê nghèo thuộc xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp (nay là phường Hiệp Lợi, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang); lớn lên và tự ý thức được rằng, mình xuất thân trong gia đình nông dân lam lũ, nên trong lòng cậu bé Trương luôn có khát khao được đi học để nâng cao trình độ, đặc biệt là trong ngành y để có cơ hội phục vụ cho người bệnh. Vì cậu tin rằng, chỉ có ánh sáng của tri thức mới soi sáng được cuộc đời nghèo khó của mình.
Sau khi tốt nghiệp trung cấp tại Trường Trung học kỹ thuật y tế 3 TP HCM, Huỳnh Văn Trương về công tác tại khoa y, trường Đại học Cần Thơ. Vừa về trường thì ông lên đường nhập ngũ. Sau khi rời quân ngũ, ông tiếp tục công tác tại đơn vị và đến năm 2004 ông tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh. Qua nhiều vị trí công tác từ bộ môn đến các phòng ban trong trường và hiện tại, ông đang giảng dạy tại Bộ môn Xét nghiệm, khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Là giảng viên đứng trên bục giảng, nhưng Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương không vì thế mà quên học tập, tiếp thu kiến thức để hoàn thiện mình. Năm 2009, ông tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học. Năm 2021, Tiến sĩ Trương bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá và hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh trước hạn 2 năm. Năm 2022, Tiến sĩ Trương cùng 11 cán bộ giảng viên của trường ĐHYD Cần Thơ được cử kiêm nhiệm quản lý tại các khoa của Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long.
Vì vốn là quân nhân, được rèn luyện và trưởng thành trong môi trường quân ngũ nên Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương không ngừng nỗ lực, phấn đấu rèn luyện cả về phẩm chất đạo đức lẫn chuyên môn. Phẩm chất bộ đội cụ Hồ luôn được ông phát huy trong công việc và truyền đạt đến những người xung quanh của mình. Từ năm 2007 đến nay, Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương luôn là thành viên trong Ban chấp hành của Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y dược Cần Thơ và lúc nào ông cũng tích cực sôi nổi trong mọi hoạt động của Hội cũng như góp phần vào việc giáo dục sinh viên về truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Trên giảng đường, Tiến sĩ Trương luôn cố gắng là người truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất đến với sinh viên. Khi kiến thức ấy chính là tính mạng, là sức khỏe của con người thì quá trình truyền đạt của ông lại càng tâm huyết và nỗ lực hơn bao giờ hết.
Giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19, Tiến sĩ Trương luôn bận rộn với công việc xét nghiệm của mình. Ông là trưởng nhóm xét nghiệm Real time-PCR, sinh học phân tử tại tỉnh Kiên Giang trên đội xe lưu động.
Chia sẻ cùng chúng tôi, Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương cho biết, bản thân rất may mắn vì được góp một phần nhỏ cùng ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Vì vậy, Tiến sĩ Trương cùng các thành viên trong đội xét nghiệm luôn luôn cố gắng cho ra kết quả chính xác nhất và không để xảy ra bất cứ sai sót nào dù là nhỏ nhất.
Xét nghiệm là công việc đòi hỏi độ chính xác cao và nhất là trong quãng thời gian dịch bệnh hoành hành. Từ khâu lấy mẫu, vận hành máy móc, phân loại, thông tin cá nhân, ghi phiếu dịch tễ… tất cả các quy trình đều phải thật cẩn trọng và chính xác. Một chút bất cẩn mà bỏ qua hoặc thao tác sai dù chỉ là một bước nhỏ nhất trong quy trình xét nghiệm cũng sẽ làm sai lệch kết quả, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe bệnh nhân, công tác điều trị và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Có thể thấy các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm chính là những người chiến sĩ thầm lặng. Dù không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhưng họ thường xuyên phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm mỗi ngày đến từ các loại bệnh phẩm của người bệnh. Tuy nhiên, những điều này lại không phải là trở ngại mà đã trở thành động lực để Tiến sĩ Trương càng thêm quyết tâm làm nghề hơn. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng còn rất nhiều bệnh nhân đang cần tới mình.
Không chỉ làm tốt vai trò của người giảng viên cũng như của một nhân viên y tế, Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương đã triển khai nghiên cứu và tham gia viết các bài báo khoa học đăng trên nhiều tạp chí chuyên ngành trong nước và thế giới. Trong đó phải kể đến một số bài viết, bài báo tiêu biểu như: Ứng dụng xét nghiệm HbA1c theo dõi kiểm soát đường huyết người bệnh đái tháo đường type 2 tại TP Cần Thơ; Phân lập và định danh vi khuẩn nội sinh của cây Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb) có hoạt tính kháng khuẩn với vi khuẩn Escherichia coli, Aeromonas hydrophila và Staphylococcus aureus tại tỉnh An Giang; Khảo sát kiểu genotype hepatitis C virus ở người bệnh viêm gan C tại TP Cần Thơ; Bioactive Compounds of Bacillus subtilis strain B237 isolated from the endophytic bacteria in Houttuynia cordata Thunb by Gas Chromatography Mass Spectrometry…
Với vai trò trồng người và cứu người, Tiến sĩ Huỳnh Văn Trương luôn cố gắng hết mình với nghề, làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc cũng như thầy giáo. Tích cực cống hiến trong công tác khám chữa bệnh cho dân và phải truyền đạt làm sao cho học trò của mình hiểu được kiến thức, đồng thời hiểu được cả đạo lý cứu người - lương y như từ mẫu.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.