Tình nghĩa anh em
Nghe chị Hai gọi điện báo tin anh Hai bị bệnh, 5 cô em gái hẹn nhau cuối tuần đi thăm. Lâu lắm rồi mấy chị em mới cùng nhau đi trên con đường mòn dẫn vào nhà anh Hai, nằm sâu trong ruộng. Cảnh vật vẫn như xưa, gợi nhớ biết bao kỷ niệm. Cây mận đầu bờ cành lá xanh um, tỏa bóng mát rượi. Con mương nhỏ cặp nhà là nơi anh Hai câu cá đồng, làm khô, để dành gởi các cháu ăn. Đám ruộng không còn trồng lúa nữa mà trồng hoa màu theo thời vụ. Mấy năm nay, mỗi lần có đám tiệc, mọi người thường tụ họp ở nhà thờ, ít ghé nhà riêng từng người. Nay đứng trước ngôi nhà lợp tôn, vách gỗ cũ kỹ của anh Hai, mọi người không ít chạnh lòng.
Anh Hai nằm trên giường, cười thật tươi khi thấy các em. Cô Út động viên anh an tâm dưỡng bệnh, chi phí thuốc thang cô sẽ lo hết. Cô Năm thì tặng anh mấy cái áo mới để dành mặc đi đám tiệc; tuần rồi con gái anh gọi điện nhờ mua dùm vì cha rất thích mặc đồ của nhãn hàng này, mà gần nhà không có bán. Mấy cô em khác thì gởi tiền để anh mua thức ăn bồi dưỡng. Mấy anh em ngồi bên nhau, nhắc chuyện xưa mà không cầm được nước mắt.
Hồi đó, vì hoàn cảnh khó khăn, anh Hai nghỉ học sớm, nhường các em đến trường. Ngoài phụ má lo mấy công ruộng nhà, anh Hai còn đi làm mướn, không từ việc nặng nhọc, miễn sao nhà không thiếu gạo ăn. Ban đêm anh lại đi soi ếch, bắt cá mang ra chợ bán. Có thời gian anh theo người quen buôn bán hàng xáo trên sông, vất vả vô cùng… Thấy anh Hai giỏi giang, hiếu thảo, người bạn của má gả con gái. Có vợ, anh Hai càng nỗ lực làm trụ cột gia đình. Khi ra riêng, anh Hai chọn phần đất ở sâu trong ruộng, nhường phần đất mặt tiền bán chia cho các em có vốn làm ăn. Cô Tư không có chồng nên ở nhà thờ phụng dưỡng ba má. Giai đoạn ba má bệnh, vợ chồng anh Hai thay phiên túc trực cùng các em chăm sóc. Tình nghĩa anh em theo thời gian càng đong đầy.
Khi ba má qua đời, các em gái lấy chồng, bận bịu công việc nên thường lễ, Tết, đám tiệc mới gặp nhau đông đủ. Dẫu vậy, trong nhà ai có việc cần, cả gia đình đều chung tay hỗ trợ, riêng anh Hai ít khi nào nhờ vả các em. Anh làm ruộng, chăn nuôi, cố gắng lo cho con học hành đàng hoàng. Anh Hai nói thích cuộc sống giản dị, thiếu thốn chút không sao, miễn hạnh phúc, bình an là được. Biết tính anh ngại làm phiền người khác, nên sẵn dịp này, cô Út bàn việc hùn tiền sửa lại nhà, coi như món quà tặng anh chị Hai, mọi người đều nhiệt tình đồng ý. Trong thời gian sửa nhà, vợ chồng anh Hai và các con sẽ ở tạm với cô Tư.
Ngồi cạnh bên, nghe mấy anh em nói chuyện, chị Hai rưng rưng xúc động. Trong gian khó lại càng quý tình cảm gia đình, ruột thịt. Chị thầm nghĩ ở nơi xa, nhìn thấy các con thương nhau như vầy, chắc ba má vui lắm.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.
Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ
(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…
Người trẻ sợ ngày cuối tuần
(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.
Con trai chủ tháp đôi Petronas từ bỏ thừa kế 5 tỷ USD để đi tu hành
Là con trai duy nhất của tỷ phú Ananda Krishnan, người có giá trị tài sản ròng 5 tỷ đô la, Ajahn Siripanyo được định sẵn sẽ thừa kế đế chế viễn thông khổng lồ của cha mình nhưng ông đã từ bỏ sự xa hoa và quyết định trở thành một nhà sư.
Có nên cho bạn bè, gia đình vay tiền?
Ngay cả giữa anh chị em, con cái đã trưởng thành và cha mẹ, những mâu thuẫn do vay mượn là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người chủ trương dù ai vay tiền cũng phải từ chối.