Tôn vinh đờn ca tài tử
Đầu tháng 4 tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với thành phố Cần Thơ tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022. Đây tiếp tục là cơ hội để các nghệ nhân đờn ca thể hiện kỹ năng, góp phần tôn vinh, quảng bá loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Các nghệ nhân Hậu Giang sẽ tham gia sân chơi lớn, góp phần giữ gìn loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Bảo tồn và phát triển
Liên hoan lần này có chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển”, sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 10-4 tại Cần Thơ, với sự tham gia của 21 tỉnh, thành miền Tây và Đông Nam bộ. Đây là liên hoan được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, duy trì từ năm 2014. Tuy nhiên, năm 2020, Cần Thơ đã không thể đăng cai như kế hoạch vì tình hình dịch Covid-19 và đến thời điểm này, sau 2 năm, mới có thể tổ chức lại.
Các hoạt động chính của liên hoan sẽ là chương trình khai mạc hoành tráng với chủ đề “Tinh hoa nghệ thuật dân tộc Việt”, dự kiến diễn ra vào ngày 6-4 và chương trình bế mạc với chủ đề “Đêm hội phương Nam - Hội tụ và lan tỏa”. Trong suốt thời gian này, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng, hấp dẫn, như: “Hội thi Nghệ thuật đờn ca tài tử”, “Không gian đờn ca tài tử” và “Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”.
Mỗi sự kiện đều có điểm độc đáo riêng. Nếu như hội thi là nơi để các nghệ nhân giao lưu, thể hiện những bài bản tài tử qua ngón đờn, giọng hát điêu luyện, thì “Không gian đờn ca tài tử” là nơi các nghệ nhân biểu diễn, truyền dạy cách hát, cách sử dụng nhạc cụ cho những người yêu thích. Hay hoạt động “Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”, sẽ đưa người xem bước vào một không gian độc đáo, thưởng lãm những nhạc cụ đặc sắc, được gìn giữ và phát huy qua bao đời ở các vùng miền, của nhiều dân tộc trong cả nước. Đây hứa hẹn sẽ là không gian thưởng lãm thú vị.
Hậu Giang chuẩn bị gì cho liên hoan?
Ông Lê Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, cho biết: “Vì là liên hoan tầm quốc gia, nên có trong kế hoạch năm 2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi đã có kế hoạch thực hiện nên chủ động từ kinh phí đến tập hợp lực lượng, xây dựng chương trình, tập luyện. Trong những lần thi trước, Hậu Giang xây dựng chương trình mang đậm bản sắc riêng, tập hợp được đội ngũ nghệ nhân đờn, ca, am hiểu về nghệ thuật đờn ca tài tử, hát hay, đờn chuẩn, tạo dấu ấn riêng và lần này, chúng tôi quyết tâm đạt thành tích tốt nhất có thể”.
Trong những năm qua, đờn ca tài tử ở Hậu Giang đã được tỉnh quan tâm, tạo nhiều điều kiện, cơ hội cọ xát, giao lưu qua những hội thi, hội diễn. Cùng với đó là việc định hình các câu lạc bộ khung ở các trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện. Đây là nơi tập hợp, định hướng và xây dựng, tổ chức biểu diễn, giao lưu các chương trình, sinh hoạt câu lạc bộ đờn ca tài tử, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở cấp cơ sở được sinh hoạt, giao lưu, góp phần lưu giữ, phát huy loại hình nghệ thuật này. Đặc biệt, Hậu Giang còn tổ chức nhiều lớp tập huấn đờn, ca tài tử, quan tâm phát huy các nghệ nhân nhỏ tuổi, tạo điều kiện để các em được cọ xát, tham gia nhiều hội thi, hội diễn để hình thành phong cách riêng, hát đúng, hát hay các bài bản tài tử.
Sắp tới đây, các nghệ nhân đờn, ca tiêu biểu nhất sẽ được chọn để tham gia Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022. Đây tiếp tục là cơ hội để các nghệ nhân giao lưu, thắp truyền niềm đam mê, ý thức giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc !
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.