Sách

Trong trẻo “Vần thơ cổ tích”

Thứ bảy, 22/07/2023, 16:40 PM

“Vần thơ cổ tích” (NXB Hội Nhà văn) là tập thơ thiếu nhi vừa mới ra mắt của nhà thơ Đặng Tuyết, hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ. Những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo thật thú vị và ý nghĩa dành cho cả người lớn và trẻ em trong những ngày hè này.

Nhà thơ Đặng Tuyết vốn được biết đến với những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, giàu tự sự về gia đình và cuộc sống. Tập thơ “Vần thơ cổ tích” ra mắt khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng với những ai quen biết với nhà thơ Đặng Tuyết thì không quá bất ngờ. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong thơ thiếu nhi của bà chính là cô cháu ngoại duy nhất sắp bước vào lớp 1 tên Thanh Châu. Từ những bước đi chập chững đầu đời, những tiếng bi bô tập nói đến những nét vẽ nguệch ngoạc đáng yêu, những cử chỉ hồn nhiên... của Thanh Châu đều là thi hứng để nhà thơ Đặng Tuyết viết thơ.

Tập thơ “Vần thơ cổ tích”.

Tập thơ “Vần thơ cổ tích”.

“Vần thơ cổ tích” gồm 40 bài thơ, chia làm 2 phần “Chân trời của em” và “Trang sách mới”, cùng với phần 3 là các bài thơ thiếu nhi của bà được nhạc sĩ Phan Bá Kiệt phổ nhạc. “Chân trời của em” gồm những bài thơ kể về những nhận thức đầu tiên của các em nhỏ với thế giới xung quanh. Đó là “Vườn nhà em” với: “Vườn nhà em/ Hoa đua chen/ Bắp cải xanh/ Cùng khoe sắc/ Những trái tắc/ Bé tí teo/ Cùng reo vui/ Trong nắng mới”. Hay là những câu thơ đáng yêu: “Tiếng gà gáy/ Ò ó o/ Gọi ban mai/ Cùng thức giấc/ Tiếng gà gáy/ Một hai ba/ Em theo cha/ Đi tới trường” (“Tiếng gà gáy”). Thơ thiếu nhi của nhà thơ Đặng Tuyết có những quan sát tinh tế, những hình ảnh dung dị, dễ tạo sự đồng cảm với trẻ thơ: “Này bàn chải to/ Này bàn chải nhỏ/ Là bàn chải mẹ/ Là bàn chải con...” (“Gia đình bàn chải”).

Trong phần “Trang sách mới”, tác giả ghi lại những cảm xúc và trải nghiệm của trẻ nhỏ khi đến trường, được quen cô, quen bạn. Đó là lần đầu bé lần giở những trang sách còn thơm mùi giấy mới: “Lật một trang sách/ Bao điều mới lạ/ Thế giới quanh ta/ Bao la vĩ đại/ Bé còn thơ dại/ Như tờ giấy thơm...” (“Lật trang sách mới”). Nhà thơ Đặng Tuyết khéo léo lồng vào những câu thơ trong trẻo bài học ý vị về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc để gửi gắm đến các em. Không gượng ép, không giáo điều, những thông điệp nhẹ nhàng len vào vần thơ. Tiêu biểu như bài “Màu cờ em yêu”: “Chúng em đứng nghiêm trang/ Chào lá cờ Tổ quốc/ Tiếng Quốc ca vang dội/ Giữa sân trường mênh mang...”. Hay như trong bài “Rước ảnh Bác Hồ”, đoạn kết thật đẹp: “Hình ảnh Bác mãi còn/ Tình thương Bác mênh mông/ Cháu sẽ ráng chăm ngoan/ Làm theo lời Bác dạy”.

Điểm ấn tượng ở tập thơ này là nhà thơ Đặng Tuyết đã chọn lựa những thể thơ phù hợp với thiếu nhi như thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ... Cách gieo vần sáng tạo, linh hoạt cũng ghi được dấu ấn. Đặc biệt, đọc “Vần thơ cổ tích”, người đọc cảm giác tác giả hòa quyện vào thơ thiếu nhi, hóa thân thành thiếu nhi để có những cảm nhận gần gũi, chân thật. Vì lẽ đó, những câu thơ nhẹ nhàng, như kể chuyện cứ tuôn ra đầy âm điệu.

Theo Duy Khôi/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.

Mùa vu lan nhớ mẹ

Mùa vu lan nhớ mẹ

An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.

Nhiều sách hay dịp hè

Nhiều sách hay dịp hè

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.