Trường hợp trẻ 5 -11 tuổi nào không nên tiêm vaccine Covid-19?
(NSMT) - Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được tiêm 2 loại vaccine là Pfizer và Moderna, tuy nhiên chuyên gia y tế khuyến cáo có một số trẻ không nên tiêm vaccine Covid-19.
Theo phê duyệt của Bộ Y tế có 2 loại vaccine phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi: vaccine Pfizer và vaccine Moderna.
Tuy nhiên Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, Bộ đã đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về trường hợp trẻ chống chỉ định tiêm chủng, cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm.
Theo đó, nhóm trẻ 5 - 11 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là những trường hợp có tiền sử phản vệ với vaccine Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine.
Trường hợp cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như đang bị sốt, nhiễm trùng, hóa trị ung thư,... cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh.
Tiến sĩ Ngãi cũng cho hay, Hội đồng tư vấn của Bộ Y tế đã đồng thuận đưa ra khuyến cáo trẻ từng mắc Covid-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh.
Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không.
Chẳng hạn, trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng, các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn bình thường, dù khỏi bệnh chưa đủ 3 tháng, có thể được cân nhắc tiêm vaccine sớm hơn khi tại cộng đồng, tình hình lây nhiễm đang diễn ra ở mức độ cao, phức tạp. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.
Ngoài ra, thời gian gần đây, nhiều trẻ sau mắc Covid-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C. Những trẻ này cần trì hoãn tiêm vaccine đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này.
"Nếu bé đã có tình trạng viêm đa cơ quan sau Covid-19, phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine", TS Ngãi thông tin.
Các trường hợp cần thận trọng tiêm chủng là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,...
Những đối tượng phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, ngoài trường hợp từng có hội chứng MIS-C, gồm các trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khai thác tiền sử thấy trẻ từng có phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc,...).
Theo dõi và xử lý sau tiêm chủng cho trẻ
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, cần có phụ huynh đi cùng, theo dõi phản ứng sau tiêm cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Phụ huynh cùng trẻ theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút, tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.
Khi trẻ có những biểu hiện mệt bất thường, nôn, tiêu chảy, tím tái, khó thở, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái, sốt cao liên tục trên 38,5 độ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, cha mẹ cần liên hệ cơ sở y tế ngay.
Lưu ý trong 3 ngày đầu sau tiêm, luôn có người hỗ trợ trẻ 24/24 giờ, tránh vận động mạnh.
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.