Tự hào ngôi trường mang tên Đồng chí Châu Văn Liêm
(NSMT) - Trường THPT Châu Văn Liêm, ngôi trường mang tên nhà cách mạng tiền bối của Đảng, người con ưu tú của quê hương Cần Thơ trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, với nhiều tên gọi khác nhau nhưng với tên gọi nào, thầy và trò nhà trường cũng luôn giữ vững thành tích đạt được trong sự nghiệp trồng người.
Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm, tiền thân là Collège de Cần Thơ và Trường Trung học Phan Thanh Giản là ngôi trường lâu đời nhất ở Cần Thơ, được bắt đầu xây dựng từ năm 1917 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 1921. Qua nhiều lần thay tên gọi, đến tháng 11/1985, trường chính thức mang tên Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm. Từ ngôi trường này với những người thầy tiêu biểu và là nơi ươm ước mơ của những thế hệ trẻ, 105 năm qua, với những tên tuổi như: Thầy Phạm Văn Bạch, Thầy Nguyễn Thượng Tư, Giáo sư Nguyễn Văn Chì, Thầy Nguyễn Văn Kiết, Thầy Trần Quang Long, đồng chí Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thanh Sơn, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Trần Ngọc Hoằng, Trần Hoàng Na, Sơn Nam, Viễn Phương…
Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng kiên trung đã hy sinh cuộc đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Ngôi trường từng ghi dấu của người chiến sĩ cách mạng Châu Văn Liêm ở những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất và đầy nhiệt huyết. Một chặng đường phấn đấu liên tục để trường luôn đứng đầu trong sự nghiệp giáo dục của TP. Cần Thơ, xứng đáng với tên gọi của trường.
Công tác tuyên truyền, giáo dục tấm gương đạo đức cách mạng, nhà chiến sĩ cách mạng Châu Văn Liêm đối với thầy và trò Trường THPT Châu Văn Liêm – TP. Cần Thơ là công tác thường xuyên, thiết thực và ý nghĩa. Từ những năm 1950, trường đã có bàn thờ Sư đạo tôn để ghi ơn các thầy, cô quá cố. Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ khai giảng năm học, đón các học sinh khối 10 - nhà trường đã thành lệ - tổ chức Lễ bái sư cho các em. Đại diện các học sinh khối 10, các em vào phòng truyền thống thắp nhang tưởng niệm, tri ân các thầy cô quá cố, các em được giới thiệu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống của trường, về tiểu sử đồng chí Châu Văn Liêm trong tiết học Giáo dục công dân đầu tiên. Và khi chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh lớp 12 lại đến phòng truyền thống để thắp nén hương tưởng niệm thầy, cô và ra trường.
Gần 72 năm qua, Phòng truyền thống là nơi ghi dấu những kỷ niệm xúc động về tình thầy trò, tình bè bạn. Phòng truyền thống cũng là một sợi dây vô hình đã kết nối bao thế hệ học trò của trường. Những cựu học sinh từ ngôi trường này trưởng thành, đã thành công, thành đạt hoặc còn đang trên hành trình thực hiện ước mơ của mình đang ở khắp mọi miền đất nước và ở cả nước ngoài đã hẹn nhau phải ít nhất một lần trở về trường, đến phòng truyền thống và để được thắp một nén nhang cho thầy cô quá cố. Phòng truyền thống là một địa chỉ, một nơi chốn tìm về của bao thế hệ học trò.
Trường THPT Châu Văn Liêm có khuôn viên khá rộng, diện tích 16.961 m2, ngay giữa trung tâm sân trước của trường - đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, là bức tượng đài đồng chí Châu Văn Liêm, dưới bức tượng là đôi dòng ghi tóm tắt cuộc đời, sự nghiệp của người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Đồng chí Châu Văn Liêm, một người thầy mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một tấm gương sáng ngời về hình ảnh một người trí thức cách mạng. Cuộc đời tuy ngắn ngủi (hy sinh khi vừa tròn 28 tuổi) nhưng đó là 28 mùa xuân đẹp nhất của đời người. Đồng chí đã ngã xuống nhưng tinh thần của người chiến sĩ cách mạng là bất tử, là sống mãi trong lòng dân tộc, của thầy, trò Trường THPT Châu Văn Liêm.
Ngôi trường đã được trùng tu nhiều lần và được đầu tư trùng tu và xây dựng mới theo Quyết định số 3497/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Đến tháng 3/2019, trường bắt đầu đưa vào sử dung. Và tất nhiên nơi đây, nơi đặt bức tượng đài của người chiến sĩ cách mạng Châu Văn Liêm mãi mãi là một nơi gần gũi nhưng cũng vô cùng trang trọng, thiêng liêng đối với thầy, trò của trường.
Năm nào cũng vậy, đã thành thông lệ, những cuộc thi văn nghệ, thi hát quốc ca, hát bài Hành khúc của trường - Hành khúc Châu văn Liêm - luôn được Đoàn Thanh niên của trường đầu tư, tổ chức rất chu đáo, học sinh các lớp tham gia rất nhiệt tình. Phong trào này vừa tạo không khí sôi động để làm động lực cho các em học tập, vừa mang tính chất giáo dục rất thiết thực của trường. Nhịp hành khúc vang lên, giục giã, khẩn trương; các thế hệ học sinh của trường vẫn ngẩng cao đầu bước đi tiếp trên con đường học tập và rèn luyện đạo đức. Bài hát Hành khúc Châu Văn Liêm sẽ cùng với các em bước vào đời sau 03 năm gắn bó với ngôi trường thân thương và rất đỗi tự hào này.
Giáo dục lòng yêu nước, gắn bó với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay đối với học sinh cấp THPT không có gì thiết thực bằng đưa vào các bài học môn GDCD, Lịch sử, Ngữ văn, hoạt động ngoại khóa, những tiết sinh hoạt dưới cờ… Đồng chí Châu Văn Liêm cũng như những nhà chiến sĩ cách mạng yêu nước xuất sắc của dân tộc ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Trường Chinh... đã dùng thơ văn làm vũ khí chống lại kẻ thù.
Qua việc tìm hiểu từng chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Châu Văn Liêm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường, đặc biệt là các thầy, cô giáo dạy những môn xã hội, luôn lồng ghép lòng yêu nước, tinh thần tiên phong đi đầu của thế hệ thanh niên vào những tiết sinh hoạt tập thể, những tiết dạy của mình. Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tuổi trẻ và sáng tạo thì những hình thức như: sinh hoạt ngoại khóa, hội trại truyền thống, những chuyến trải nghiệm về nguồn, phong trào “Một ngày làm chiến sĩ”… là những hoạt động vừa vui chơi, vừa giáo dục hiệu quả nhất.
Đoàn Thanh niên của trường đã tổ chức cho các em những chuyến trải nghiệm về nguồn, những chuyến đi “học làm chiến sĩ…” và trong tương lai còn rất nhiều “Địa chỉ đỏ” để đưa các em đến, để ôn lại, để ghi nhớ về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như ôn lại một cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vẻ vang của người chiến sĩ cách mạng mà trường vinh dự được mang tên.
Kể từ khi miền Nam được giải phóng 30/4/1975, Trường Phổ thông cấp 3 TP. Cần Thơ - nay là Trường THPT Châu Văn Liêm, luôn đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, là lá cờ đầu của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Hậu Giang trước đây và thành phố Cần Thơ hiện nay. Được sự góp sức của một đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, đoàn kết, tâm huyết với nghề, nhiều kinh nghiệm. Từ sau năm 1975 đến nay, trường luôn hoàn thành xuất sắc trong phong trào thi đua hai tốt của ngành giáo dục.
Hơn 47 năm qua, có hơn 26.000 học sinh tốt nghiệp ra trường, tiếp tục vào đại học, cao đẳng; công tác trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực.Trong đó, có nhiều cựu học sinh đã thành đạt là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Lịch sử luôn phải sang trang nhưng không bao giờ đứt đoạn, những trang sử đấu tranh hào hùng của đồng bào Nam bộ nói chung và của mảnh đất Cần Thơ nói riêng, luôn được thầy và trò Trường THPT Châu Văn Liêm ghi nhớ, tiếp nối những thế hệ đi trước. Chúng tôi, thầy và trò sẽ viết tiếp trang sử rất đáng tự hào của Trường THPT Châu Văn Liêm - ngôi trường 105 tuổi của mảnh đất Tây Đô hiền hòa, nằm nép mình bên dòng sông Hậu ngọt ngào.
Tháng 6/2022, kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của đồng chí Châu Văn Liêm, nhớ đến người chiến sĩ cách mạng kiên trung đã làm rạng danh mảnh đất Hậu Giang xưa, Cần Thơ nay. Thầy trò Trường THPT Châu Văn Liêm tiếp tục hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu giáo dục của nhà trường, luôn là ngôi trường trọng điểm của thành phố Cần Thơ, xứng đáng với ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng, Bí thư An Nam Cộng sản Đảng đầu tiên của Xứ ủy Nam kỳ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.