Tự truyện đẫm nước mắt “Khi hơi thở hóa thinh không” - Paul Sudhir Arul Kalanithi
“Khi hơi thở hóa thinh không” là cuốn tự truyện đẫm nước mắt của một bác sĩ mắc bệnh ung thư phổi đang ngày đêm chống chọi và níu kéo sự sống mong manh. Cuốn sách ghi xuống những hoài niệm về sự sống và cái chết, khiến cho chúng ta khi đọc xong đều phải suy ngẫm về cuộc đời.
Mở đầu cuốn sách là những dòng tâm sự đầy nặng nề của Kalanithi, những dòng viết như cào cứa mãnh liệt lên trái tim:
“Tôi lướt qua ảnh chụp CT, chuẩn đoán đã rõ ràng: Hai phổi mờ mịt vô số khối u, xương sống biến dạng, một thùy gan bị phá sạch. Là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh bước vào năm cuối chương trình nội trú, trong suốt sáu năm, tôi đã nghiên cứu vô số bản chụp cắt lớp kiểu này, với hy vọng có thể làm được điều gì đó cho bệnh nhân. Nhưng lần này thật khác biệt: ảnh chụp là của chính tôi.”
Là một bác sĩ đang đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, căn bệnh ập đến dường như dập tắt hết tất cả dự định của Kalanithi. Thế nhưng, Kalanithi đã đối diện với cái chết dũng cảm như một chiến binh, bệnh tật không đánh gục tinh thần của anh, nó làm anh trân trọng cuộc sống, trân trọng những ngày cuối đời của mình và thực hiện ước mơ viết lách. "Khi hơi thở hóa thinh không" mang đến cho bạn những cảm xúc đặc biệt hoài niệm về sự sống - cái chết được tác giả tỉ tẩn ghi lại.
“Kalanithi mất vào ngày mùng 9 tháng ba năm 2015 bên cạnh gia đình, bên chiếc giường chỉ cách phòng sinh đẻ nơi con gái Candy của chúng tôi chào đời tám tháng trước đó chưa đầy 200m. Trong khoảng thời gian giữa ngày sinh của Candy và ngày mất của Paul nếu bạn bắt gặp chúng tôi đang ngồi gặm sườn nướng tại một nhà hàng BBQ địa phương và mỉm cười bên ly bia uống chung, bên cạnh là cô gái nhỏ tóc tối màu với hàng mi dài nằm trên xe đẩy, bạn sẽ không bao giờ đoán được rằng cuộc sống của Paul chỉ còn chưa đầy một năm nữa, và chúng tôi cũng không hiểu được điều đó” – Lucy Kalanithi.
Kalanithi đã không thể hoàn thành cuốn sách trọn vẹn mà chính người vợ của anh - Lucy đã giúp anh viết nên những trang cuối cùng của cuốn tự truyện ấy. Và điều thật sự xót xa chính là những dòng nhật ký mà Lucy viết cho cô con gái của họ là Cady: “Khi một ai đó ra đi, mọi người thường có xu hướng sẽ nói những điều tốt đẹp về người đó. Con hãy nhớ rằng những điều tuyệt vời mọi người đang nói về cha con là thực. Cha con thật sự tốt đẹp và dũng cảm”.
Những trích dẫn ý nghĩa trong cuốn “Khi hơi thở hóa thinh không” - Paul Sudhir Arul Kalanithi
1. Một ngày chúng ta được sinh ra, một ngày khác chúng ta sẽ chết đi, cùng một ngày, cùng một giây… cửa sinh là cửa tử, ánh sáng lóe lên một khoảnh khắc, và lần nữa lại là đêm.
2. Là một bác sĩ nội trú, lý tưởng lớn nhất của tôi không phải là cứu người – rốt cục thì ai cũng phải chết. Lý tưởng của tôi nằm ở việc giúp đỡ bệnh nhân và gia đình thấu hiểu về bệnh tật và cái chết.
3. Bởi vì tôi phải học cách sống khác, nhìn nhận cái chết như một vị khách không mời nhưng hiểu rằng ngay cả khi tôi phải chết đi, thì tôi vẫn sẽ sống cho đến lúc thật sự ra đi.
4. Một phần kỳ quái của bệnh tật đó là khi phải trải qua nó, giá trị của bạn không ngừng thay đổi. Bạn phải tìm ra điều gì là quan trọng với mình và sau đó lại tiếp tục tìm kiếm. Tôi cảm thấy giống như ai đó lấy đi thẻ tín dụng của mình và tôi phải học cách chi tiêu sao cho hợp lý. Bạn có thể quyết định rằng bạn muốn dành thời gian để làm một bác sĩ phẫu thuật, nhưng hai tháng sau, bạn có thể muốn học chơi saxophone hay cống hiến cho nhà thờ. Chết là sự kiện chỉ xảy ra trong chốc lát, nhưng sống cùng bệnh hiểm nghèo lại là cả một quá trình.
5. Đôi khi, sức nặng của cái chết trở nên thật rõ ràng như sờ thấy được. Nó ở trong không khí, sự căng thẳng và đau đớn. Đôi khi bạn hít thở và không nhận ra. Nhưng khi khác, giống như những ngày trời nồm ẩm ướt, nó có sức nặng răng đến ngạt thở.
6. Nếu một cuộc đời không được xem xét là không đáng sống, vậy cuộc đời không sống có đáng xem xét hay không?
7. Đột nhiên, tôi biết tôi muốn gì. Tôi muốn những người phụ trách dựng lên một giàn thiêu… và thả tro cốt của tôi lẫn với cát bụi. Đánh rơi xương tôi giữa đám củi rề và răng tôi giữa đám bụi cát… Tôi không tin vào sự thông thái của con trẻ, cũng như sự thông thái của tuổi già. Có một khoảnh khắc, một điểm lùi, khi tổng hợp tất cả trải nghiệm thu gom lại đều héo mòn đi bởi những vụn vặt đời thời. Chúng ta không bao giờ thông thái được như khi chúng ta sống trong chính khoảnh khắc này.
8. Khi đến một trong những khoảnh khắc mà con phải nói về bản thân mình trong cuộc sống, về việc con từng là ai, những gì con đã làm và con có nghĩa thế nào với cuộc đời, cha nguyện cầu con sẽ không quên rằng, con đã từng lấp đầy tháng năm của một người đàn ông đang chết bằng một niềm vui chan chứa, một niềm vui cha chưa từng biết đến trong suốt những năm trước đây, một niềm vui không khiến cha khao khát thèm thuồng hơn nữa mà là thỏa mãn, bình an. Tại thời điểm này, ngay lúc này, đó là một điều vĩ đại.
9. Tôi ước ao, một cách tuyệt vọng, rằng tôi đã có thể bước cùng anh ra khỏi cửa bệnh viện đêm đó. Tôi ước chúng tôi có thể thương xót lẫn nhau như trước kia. Tôi ước tôi có thể nói với Jeff những gì tôi đã hiểu về cuộc đời và những lựa chọn của chúng tôi về cuộc đời, chỉ để lắng nghe những lời khuyên khôn ngoan của anh. Cái chết đến với tất cả chúng ta. Đến với chúng ta, với bệnh nhân của chúng ta: đó là định mệnh của chúng ta, những cơ thể sống. Hầu hết cuộc đời đang sống với sự thụ động về cái chết – đó là điều xảy đến với bạn và những người xung quanh bạn.
10. Trước mỗi ca mổ não, tôi nhận ra mình cần phải hiểu được trí óc của từng bệnh nhân: nhận diện, những giá trị, điều gì khiến cuộc đời anh ta đáng sống và sự phá hủy nào có thể khiến cái chết trở thành việc hợp lữ. Cái giá của sự cống hiến của tôi cho thành công là rất lớn và những thất bại không thể tránh thường mang đến cho tôi sự áy náy khó mà chịu đựng nổi. Những gánh nặng đó là điều khiến y học trở nên thần thánh và hoàn toàn bất khả: khi nâng đỡ sự khốn cùng của ai đó, có đôi khi ta buộc phải sụp đổ dưới sức nặng của nó.
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.