Xưa - Nay
Thứ sáu, Ngày 11 Tháng 04 Năm 2025

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Kh’Leang tại Sóc Trăng

Thứ hai, 25/10/2021, 17:22 PM

(NSMT) - Khi đến với tỉnh Sóc Trăng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều ngôi đền, ngôi chùa với những kiến trúc đặc sắc do nơi đây chính là vùng đất với nền văn hóa đa sắc. Trong những ngôi chùa nổi tiếng, không thể không kể đến chùa Kh’Leang – ngôi chùa cổ nhất tại nơi đây với lịch sử gần 500 năm tuổi.

Chùa Kh’Leang Sóc Trăng tọa lạc tại đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP. Sóc Trăng. Chùa nằm trong một khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Theo tài liệu còn đang lưu trữ tại chùa Kh'leang, vào đầu thế kỷ 16, từ kinh đô Lô-véc, vua của nước Chân Lạp là Ang Chăn đã tổ chức một chuyến đi kinh lý qua các lãnh địa xa xôi của mình ở vùng hạ lưu sông Hậu. Khi nhà vua đến thăm Srok Kh'leang (tiếng Khmer có nghĩa là "xứ có kho”, tức tỉnh Sóc Trăng ngày nay) mà không thấy có ngôi chùa thờ Phật nào, ngài bèn ra lệnh cho viên quan coi quản đất tên là Tác (phiên âm từ tiếng Khmer) phải xây dựng gấp một ngôi chùa để dân chúng có nơi hành đạo.

Vâng lệnh vua ban, năm 1532, ông Tác bèn triệu tập các tín đồ và đại diện các "sóc" (srok, có nghĩa là xứ) để kêu gọi mọi người góp công, góp sức xây dựng một ngôi chùa thờ Phật. Sau khi bàn bạc, chùa Kh' leang (lấy tên đất đặt tên cho chùa) được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 12 Phật Lịch 2076 (tức vào năm 1532 dương lịch). Và tính đến hiện tại, ngôi chùa đã có gần 500 năm lịch sử.

Sau khi công trình "bằng gỗ và lợp lá" ấy hoàn thành, ông Tác lại tổ chức hội nghị để chọn nhà sư trụ trì của chùa. Kết quả là nhà sư Thạch Sóc (61 tuổi, thọ giới đã 40 năm, lúc đó đang tu tại chùa Luông Bassac, thuộc phạm vi huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ngày nay) được chọn làm Trụ trì, đồng thời còn kiêm luôn chức vụ Mê Kôn (chức vụ đứng đầu hội sư sãi của một vùng).

Khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: BDS.net

Khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: BDS.net

Sau nhiều lần trùng tu chùa hiện nay có kiến trúc gần giống như các chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và Campuchia.

Ngôi chánh điện của chùa được dựng bằng 07 hàng cột ngang ở phía trước, mỗi hàng có 10 cây cột trụ kéo dài ra phía sau. Ngôi chánh điện được xây trên mặt bằng cao hơn mặt đất, được tráng xi măng, có bậc tam cấp để đi lên. Bên trong chánh điện được trang trí các hình ảnh, hoa văn rất tinh xảo. Các bức tường thấp được xây dựng theo hành lang theo hình cánh sen hoặc các hình khối, tạo thành những đường viền cách vách chánh điện 1,5 m.

Bên trong chánh điện được trang trí các hình ảnh, hoa văn rất tinh xảo. Ảnh: travel.net

Bên trong chánh điện được trang trí các hình ảnh, hoa văn rất tinh xảo. Ảnh: travel.net

Trên các khung cửa ngôi chánh điện được khắc chạm các nhân vật trong phục trang của người Khmer cổ. Trên hai cánh cửa gỗ được chạm khắc thể hiện cuộc giao đấu giữa Tiên nữ và Chằn (Yeak), người thì đứng trên Reach cha sei, kẻ thì đứng trên chim thần Krud trong cuộc giao đấu ngang tài ngang sức. 

Điều thú vị của ngôi chùa này chính là ở phần chính điện có mái được chạm trổ hoạ tiết động vật màu vàng, nhưng cột trụ lại được thiết kế theo lối kiến trúc corinthien của người Hy Lạp, tạo nên dấu ấn kiến trúc độc đáo so với những ngôi chùa khác. Ảnh: Lý Thành Cơ.

Điều thú vị của ngôi chùa này chính là ở phần chính điện có mái được chạm trổ hoạ tiết động vật màu vàng, nhưng cột trụ lại được thiết kế theo lối kiến trúc corinthien của người Hy Lạp, tạo nên dấu ấn kiến trúc độc đáo so với những ngôi chùa khác. Ảnh: Lý Thành Cơ.

Chùa có khoảng 45 tượng Phật Thích Ca làm từ nhiều chất liệu như xi măng, gỗ, đồng, đá trắng, đất nung,… hầu hết được chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Giữa chính điện là tượng Phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa; mé trái là bức cửa võng bằng gỗ sơn son thiếp vàng trang trí đầy hoa văn hình chim muông hoa lá theo mô típ quen thuộc của người Kinh. Trần chính điện được trang trí các bức tranh sơn dầu vẽ hình tiên nữ đang múa trên bầu trời càng làm tăng thêm phần sinh động cho gian bên trong chính điện…

So với nhiều ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh, chùa Kh’leang còn giữ lại những nét độc đáo của lối kiến trúc Khmer cổ, rất có giá trị về mặt nghệ thuật và tính thẩm mỹ. Vào năm 1990 chùa Kh’leang được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật.

Ngôi chùa với kiến trúc đặc sắc và bắt mắt. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngôi chùa với kiến trúc đặc sắc và bắt mắt. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hằng năm chùa còn là nơi cử hành các nghi thức lễ truyền thống của dân tộc Khmer: Tết Chôl – Chnăm – Thmây, lễ hội Dolta, Lễ Ooc – Om – Boc và đua ghe Ngo, … Nếu có dịp ghé qua Sóc Trăng, bạn đừng nên bỏ lỡ địa điểm tham quan thú vị này.

Thảo Nguyên (T/H)  
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.