Văn hóa

Vì sao có tục "giết sâu bọ" và "khảo cây lấy quả" dịp Tết Đoan Ngọ?

Thứ hai, 10/06/2024, 14:24 PM

(NSMT) - Trong dịp Tết Đoan Ngọ, có 2 tục lệ khá phổ biến là tục "giết sâu bọ" và "khảo cây lấy quả" mà nhiều người vẫn thực hiện. Vậy vì sao người Việt lại có những tục lệ độc đáo này?

Ngày 5/5 âm lịch hàng năm còn gọi là Tết Đoan Ngọ, hay là Đoan Dương. Đây là một ngày lễ đặc biệt trong năm của người Việt Nam với nhiều tục lệ dân gian độc đáo.

Trong đó có 2 tục lệ khá phổ biến là tục "giết sâu bọ" và "khảo cây lấy quả" mà nhiều người vẫn thực hiện. Vậy vì sao người Việt lại có những tục lệ độc đáo này?

Vì sao có tục "giết sâu bọ" ?

Trong cuốn "Tục thờ cúng của người Việt" của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Mỹ cho biết, theo quan niệm xưa thì trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá, thường có sâu bọ, nếu không trừ khử thì sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho người.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình vẫn duy trì tục 'giết sâu bọ' bằng rượu nếp cẩm hoặc hoa quả.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình vẫn duy trì tục "giết sâu bọ" bằng rượu nếp cẩm hoặc hoa quả.

Nhưng giết chúng không phải dễ, và trong chu kỳ một năm thì ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới lộ diện nên mới có thể giết chết. "Giết sâu bọ" bằng thức ăn, có hoa quả và rượu nếp, và sau khi ngủ dậy, súc miệng và giết chúng ngay, trước hết ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó ăn trái cây vào làm cho chúng chết.

Đối với con trẻ, có tục bôi vào hai bên thái dương và rốn bụng một ít nước Thần sa Chu sa, cũng có thể cho chúng uống một ít nước đó, để cho con trẻ được an toàn hơn. Ngoài ra, người ta cho trẻ đeo chỉ ngũ sắc và một cục hồng hoàng với những túi nhỏ tết hình quả đào, quả khế, quả ớt... bằng the lụa màu sặc sỡ.

Ngoài ra, trẻ nhỏ còn được nhuộm móng tay móng chân bằng lá móng, trừ ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Chất liệu để nhuộm là một loại lá, gọi là lá nhuộm móng tay, người ta đi hái hay ra chợ mua từ hôm trước, và tối hôm đó giã nhỏ nắm lá đem đắp lên móng tay (trừ móng tay trỏ) và móng chân, buộc lại bằng lá vông, cho đến sáng hôm sau bỏ ra. Móng tay, móng chân có màu đỏ tươi như son trông đẹp mắt.

Những túi nhỏ mà trẻ con đeo gọi là bùa tua bùa túi. Mỗi một túi bùa gồm: Một cục hồng hoàng, kỵ rắn rết; Một túi hạt mùi, kỵ gió; Một quả ớt màu vàng, đỏ, xanh; Một quả khế, mỗi múi một màu; Một quả na; Một quả hồng. Bùa đeo ở cổ hay chéo lên người trong suốt ngày tết.

Đặc biệt, trong quan niệm truyền thống, người ta cho rằng những cây thuốc tìm hái được đúng vào 12 giờ trưa (giờ Ngọ) tết Đoan ngọ đều là những vị thuốc tốt, có thể chữa được bách bệnh. Những lá thuốc, cây thuốc hái được vào trưa mùng Năm này được phơi khô, rồi đem sao sắc uống để chữa bệnh.

Trong quan niệm truyền thống, nhiều người cho rằng những cây thuốc tìm hái được đúng vào 12 giờ trưa (giờ Ngọ) tết Đoan ngọ đều là những vị thuốc tốt, có thể chữa được bách bệnh.

Trong quan niệm truyền thống, nhiều người cho rằng những cây thuốc tìm hái được đúng vào 12 giờ trưa (giờ Ngọ) tết Đoan ngọ đều là những vị thuốc tốt, có thể chữa được bách bệnh.

Những cây được ưa chuộng nhất là lá ngải cửu, lá trầu không, lá đơn, lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối... đem về phơi khô, để nấu nước uống cho lành. Lá đơn mùng Năm chữa bệnh đơn rất hay, lá ngải cứu mùng Năm trị bệnh đau bụng rất kiến hiệu.

Trong lễ này, nhiều làng có tục ăn trứng luộc, ăn kê (kê ăn lẫn với đường cát và bánh đa). Người lớn, cả đàn bà uống tí chút rượu hòà tam thần đan hay hồng hoàng, cũng để giết sâu bọ.

Nhà nào nhà nấy làm cỗ cúng gia tiên. Vì đương mùa dưa hấu, nhiều nơi cúng bắt buộc phải có dưa hấu với đường cát. Nhiều nơi con cháu lo biếu tết ông bà cha mẹ, con rể sêu tết cha mẹ, học trò biếu tết thầy dạy. Quà biết tết mùng 5 thường là ngỗng với đậu xanh hay dưa hấu với đường...

Trong tết Đoan Ngọ 5/5, nhiều địa phương còn có tục "khảo cây" lấy quả. Tục khảo cây thường được thực hiện đúng vào giờ Ngọ cùng ngày mùng 5 tháng Năm.

Cụ thể, một người trèo lên cây đại diện cho cây, một người đứng dưới gốc làm việc tra khảo. Người ta khảo hỏi tại sao cây không có quả, và nếu cố tình như vậy sẽ bị chặt hạ.

Người trên cây van lạy xin đừng chặt, hứa mùa tới sẽ ra quả. Sau đó người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sinh nở; tuỳ theo tính chất của cây và ước vọng của người trồng mà người thay cây trả lời nhiều hay ít.

Phong tục tốt đẹp được duy trì

Nhà nghiên cứu văn hoá, phong thuỷ Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong thuỷ Hoàng Gia Việt Nam cho biết, mùng 5/5 âm lịch là ngày trái đất có vị trí gần mặt trời nhất, đỉnh điểm là đầu giờ Ngọ (11-13h).

Đây là lúc trời đất tương thông, âm dương trực chiếu, hỏa vượng dẫn dắt, dương khí xung thiên, gọi là Đoan Ngọ. Trong phong thủy, 5 là trung tâm của vạn vật, nên nó còn mang ý nghĩa trực sinh, ngày 5 tháng 5 là nhật nguyệt phùng sinh, dương Càn chỉ lối.

Tục 'khảo cây lấy quả' thường được thực hiện đúng vào giờ Ngọ cùng ngày mùng 5/5 âm lịch.

Tục "khảo cây lấy quả" thường được thực hiện đúng vào giờ Ngọ cùng ngày mùng 5/5 âm lịch.

Trong ngày này, một số loại côn trùng không chịu được tần số bức xạ của mặt trời, cố tình ẩn nấp, sợ hãi lẩn trốn, nên dân gian phát động phong trào lấy ngày 5/5 là ngày diệt sâu bọ.

Sâu bọ, vi khuẩn thuộc âm, mặt trời thuộc dương. Vào ngày Đoan Ngọ người dân thường hái một số loại cây như chanh, sả, vừng, bưởi để nấu nước tắm gội, dương thịnh thì âm suy, làm cho bệnh ngoài da biến mất.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng, ngày 5/5 cũng là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ:

Tháng năm ngày tết Đoan Dương (Ngọ)

Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang.

Cho nên ở nhiều vùng quê vẫn coi đây là ngày tết cha tết mẹ, con cháu đi chợ mua tấm bánh đồng quà về kính hiếu. Tục lệ này vẫn còn duy trì được khá nhiều nơi ở miền Trung và miền núi ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, tháng 5 cũng là dịp thu hoạch xong vụ chiêm, cuộc sống ấm no, nhà nhà phấn khởi, nên tại một số địa phương gọi là ngày tết cơm mới. Họ thường nấu cơm bằng gạo vụ chiêm vừa gặt để tạ ơn trời đất và báo hiếu tổ tiên. Đây là một ngày quan trọng, nên bảo tồn và gìn giữ phong tục tốt đẹp này.

---> Vui Tết Đoan Ngọ ở xứ cồn

Nam Anh  
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.