Phòng mạch

3 bệnh viện phối hợp cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim nguy kịch

Thứ tư, 16/02/2022, 17:17 PM

(NSMT) - Ngày 16/2, thông tin từ bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện nỗ lực 6 ngày thần tốc cứu sống bệnh nhân 16 tuổi viêm phổi - sốc nhiễm khuẩn – viêm cơ tim - choáng tim nguy kịch với sự phối hợp của 3 bệnh viện.

Trước đó, bệnh nhân nữ T. T. Đ. Q. (16 tuổi, địa chỉ thành phố Cần Thơ) khởi phát bệnh khoảng 5 ngày chỉ với triệu chứng mệt và cảm giác khó thở, sốt cao. Bệnh nhân đến bệnh viện địa phương khám và điều trị 2 ngày, tình trạng bệnh nặng nên được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào ngày 9/2 trong tình trạng khó thở, lừ đừ, sốt, ho, mạch nhanh, tụt huyết áp.

Nhận định từ ban đầu đây là trường hợp bệnh lý phức tạp, diễn tiến nặng nên các bác sĩ hồi sức đã nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm. 

Hội chẩn thống nhất chẩn đoán Sốc nhiễm khuẩn nghĩ từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi biến chứng ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển), viêm cơ tim - Suy tim cấp. 

Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành các phương pháp hồi sức cho bệnh nhân như thở oxy liều cao, sử dụng thuốc vận mạch liều cao, thuốc kháng sinh phổ rộng, đặt ống thông động mạch theo dõi huyết áp liên tục…

Tuy nhiên sau 6 giờ nhập viện, bệnh nhân diễn tiến suy hô hấp đột ngột phải đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở thông số cao. Đồng thời bệnh nhân phải sử dụng đến 3 thuốc vận mạch liều cao để nâng huyết áp của bệnh nhân.

Ê kíp bệnh viện sau khi thực hiện can thiệp ECMO thành công.

Ê kíp bệnh viện sau khi thực hiện can thiệp ECMO thành công.

Trước tình hình bệnh lý diễn tiến nguy kịch, với sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia Hồi Sức Tích Cực của Bệnh viện Chợ Rẫy – TP. Hồ Chí Minh, ECMO (oxy hoá máu bằng màng ngoài cơ thể) được xem như phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong tình hình đại dịch COVID-19, cả 3 máy ECMO của bệnh viện đều đã can thiệp cho các bệnh nhân nguy kịch đang điều trị tại Trung tâm hồi sức quốc gia điều trị COVID-19 của bệnh viện. Vì vậy, việc tìm máy ECMO để can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân trở nên vô cùng khó khăn. Tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, choáng tim nặng nhịp tim rất nhanh, huyết áp giảm sâu, da nổi bông, nguy cơ tử vong rất cao. 

Sau khi liên hệ và biết được thông tin về tình trạng bệnh nhân, để rút ngắn thời gian di chuyển phương tiện, Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ vận chuyển máy ECMO đến Cần Thơ ngay trong đêm để can thiệp ECMO cho bệnh nhân. 

Do bệnh nhân vừa sốc tim, kết hợp suy hô hấp nặng, phim chụp X-quang phổi thâm nhiễm lan tỏa hai phế trường nên ê kíp hội chẩn dùng phương pháp can thiệp song song vừa hỗ trợ tim, vừa hỗ trợ phổi nhân tạo cùng lúc (VAV ECMO).

Trong quá trình thực hiện ECMO kết hợp lọc máu liên tục sử dụng quả lọc hấp phụ cytokin cho bệnh nhân, các y bác sĩ phải luôn túc trực 24/24 và lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ từng giờ các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm để thực hiện các điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo kỹ thuật được tiến hành thuận lợi và chính xác nhất có thể.

Đồng thời, bệnh nhân cũng được điều trị nội khoa tích cực với nhiều loại thuốc kháng sinh phổ rộng và dinh dưỡng hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng phục hồi của bệnh nhân. Sau can thiệp ECMO tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, huyết áp ổn định, nhịp tim giảm, liều thuốc vận mạch giảm dần.

Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn.

Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn.

Sau 6 ngày nỗ lực trong điều trị, đến sáng ngày 14/2 bệnh nhân đã tỉnh táo, gọi biết, hiểu được lời nói của y bác sĩ, ngưng được tất cả các thuốc vận mạch, các thông số máy thở cũng giảm dần và bệnh nhân đã ngưng hệ thống ECMO thành công.

Và 1 ngày sau đó (15/2), bệnh nhân đã được cai máy thở, rút ống nội khí quản, phổi thông khí tốt, các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng tiến triển rất khả quan. Chiều 16/2 bệnh nhân tỉnh, sinh tồn ổn, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa nội tim mạch.

Hồng Thắm  
Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu có những thay đổi về cả thể chất khi nồng độ hormone suy giảm, quá trình mất xương dần bắt đầu, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, phụ nữ ở độ tuổi này nên chú ý thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đề phòng nguy cơ bệnh tật.

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Vào những ngày thời tiết nóng bức, quạt điện trở thành vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn đang sử dụng quạt sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe như dị ứng, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.