Phòng mạch

7 phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19 và cách đơn giản để khắc phục

Thứ bảy, 21/08/2021, 13:48 PM

Đau cánh tay và các triệu chứng giống như cúm chỉ là một số phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 nhưng có thể khác nhau ở mỗi người.

Tác dụng phụ của vaccine Covid-19 là bình thường

Katherine L. Baumgarten, Giám đốc y tế về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Ochsner Health ở New Orleans, cho biết tác dụng phụ không phải là bất ngờ, không chỉ với vaccine Covid-19 mà còn với tất cả các loại vaccine khác.

Trên thực tế, nhiều tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine Covid-19 cũng giống như chúng ta thấy khi chủng ngừa các bệnh khác. Chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang làm những gì nó phải làm, đó là phát triển khả năng chiến đấu chống lại virus thực sự

Tuy nhiên, rất nhiều người không có tác dụng phụ nào cả. Điều đó không có nghĩa là vaccien không hoạt động, chỉ là khác nhau ở mỗi người.

phan-ung-sau-tiem-vaccine-covid-19-2-16441049

Ảnh minh họa. 

Phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19 và cách khắc phục

Đau cánh tay

Cho đến nay, tác dụng phụ phổ biến nhất và ít đáng lo ngại nhất của bất kỳ loại vaccine nào là đau cánh tay, đặc biệt là nơi kim tiêm đâm vào. Bạn cũng có thể bị đỏ và sưng một chút.

Khi tiêm vaccine, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn muốn tiêm vào cánh tay nào. Bạn có thể chọn bên không thuận của mình để cơn đau nhức không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Tình trạng này sẽ không tiến triển nặng nề đến mức đe dọa tính mạng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào, cũng không liên quan đến phản vệ sau tiêm.

Sốt

Đây cũng là phản ứng phổ biến sau tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, phản ứng này cũng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày.

Sau khi tiêm, bạn có thể uống thuốc giảm đau nếu tác dụng làm suy nhược hoặc khó dung nạp. Nếu bạn bị sốt, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Gọi cho bác sĩ nếu bất kỳ tác dụng phụ nào trở nên tồi tệ hơn sau 24 giờ hoặc không biến mất trong vòng 72 giờ. Một ngoại lệ là sưng và đau ở cánh tay.

Mệt mỏi

Mệt mỏi không phải là hiếm sau khi chủng ngừa. Trên thực tế, theo nghiên cứu trên The Lancet, đánh giá phản ứng ở hơn 600.000 người trong vòng 8 ngày sau khi tiêm vaccine khoảng 8% số người cho biết mệt mỏi sau liều Pfizer đầu tiên và 14,4% sau khi tiêm mũi thứ hai.

Các tác dụng phụ toàn thân khác như đau đầu và đau cơ được thấy nhiều hơn ở phụ nữ và ở những người từ 55 tuổi trở xuống. Bạn cần thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

Đau đầu

Một số người nhầm lẫn các tác dụng phụ của vaccine như đau đầu với các triệu chứng của bệnh COVID-19 thực tế.

Khoảng 13% số người trong nghiên cứu The Lancet báo cáo bị đau đầu sau khi tiêm vắc xin Pfizer lần thứ hai. Cách khắc phục tốt nhất của bạn là đơn giản nhất.

Hãy uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào bạn thường dùng hoặc loại thuốc mà bác sĩ của bạn khuyến nghị. Thông thường đó là NSAID (thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen) hoặc Acetaminophen. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến nghị không dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen trước khi tiêm, đề phòng chúng cản trở vaccine.

Buồn nôn

Khoảng 3,5% số người phàn nàn về cảm giác buồn nôn sau khi tiêm vaccine Covid-19, một số thậm chí còn bị nôn mửa.

Đây là lúc để cung cấp đủ nước cho cơ thể và tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào có tác dụng trị buồn nôn trước đây.

Hãy thử nhấm nháp ly nước gừng hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị chứng đầy bụng, chẳng hạn như Pepto Bismol, bổ sung nước hoa quả, nước điện giải.

Đau cơ

Một vài người cũng báo cáo đau nhức cơ thể và đau cơ sau khi chủng ngừa.

Nếu cơn đau quá nhiều, hãy tìm đến cùng một loại thuốc giảm đau mà bạn có thể sử dụng để trị đau đầu, cụ thể là NSAID hoặc Acetaminophen.

Sưng hạch bạch huyết

Tiến sĩ Baumoned cho biết, không giống như các tác dụng phụ khác của vaccine thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, các hạch bạch huyết bị sưng mất nhiều thời gian hơn một chút để giải quyết so với các tác dụng phụ thông thường khác.

Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên trì hoãn việc chụp X-quang tuyến vú từ 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vaccine Covid-19 vì các hạch bạch huyết sưng lên ở nách có thể dẫn đến dương tính giả trên chụp X-quang tuyến vú.

Nếu các hạch bị mềm và đau, hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Thùy Linh  
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.

Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.

Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch

Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch

(NSMT) - Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã tiếp nhận sản phụ V.T.B.N (32 tuổi ở Tiền Giang) được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch.

Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi

Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi

(NSMT) - Ngày 11/10, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho cụ ông 74 tuổi có khối u gan, kích thước lớn khoảng 5x6 cm ở vị trí rất khó thực hiện.

Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống

Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống

(NSMT) - Trung tâm oxy cao áp có địa chỉ tại số 32 Tiền Lân 14, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là trung tâm duy nhất tại TP.HCM điều trị bệnh không dùng thuốc mà dùng oxy ở áp lực cao để chữa trị bệnh.

Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại

Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại

(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân trái cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy với tình trạng chấn thương nghiêm trọng.

Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời

Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời

(NSMT) - Từ ngày 11/9 – 13/9/2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với Quỹ VinaCapital và Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình "Tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí” với thông điệp “Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời”.