Bến Tre: Ươm mầm xanh trên vùng đất mới
Đã gần 25 năm lập nghiệp trên vùng đất mới Bình Phước, những người con Giồng Trôm đang nỗ lực vươn lên làm giàu. Với ý chí “không có gì là không thể”, mong muốn có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu của 100 hộ dân lập nghiệp tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng và xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước dần trở thành hiện thực.
Trong những năm qua, bà con huyện Giồng Trôm đến đây lập nghiệp đều thực hiện tốt các phong trào do địa phương phát động. Đặc biệt, nhờ các chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân trong thôn Phú Tiến ngày càng được cải thiện và nâng cao”, ông Nguyễn Quý Hà - Phó chủ tịch UBND xã Phú Trung, huyện Phú Riềng cho biết.
Bà Hồ Thị Nghiệp quê xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm lên lập nghiệp tại xã Tân Lập, huyện Hớn Quản chia sẻ: “Lúc trước, gia đình tôi lên đây khai phá diện tích đất được cấp trồng cây màu ngắn ngày xen với cây cao su. Sau 2 năm trồng thì thu hoạch mủ. May mắn thời điểm đó giá mủ cao su khá cao nên cuộc sống gia đình ổn định hơn. Sau hơn 20 năm thu hoạch, cây cao su cho mủ ít lại, giá cũng giảm, nên gia đình tôi chuyển sang trồng 200 cây mít siêu sớm xen với dừa thu hoạch khá cao. Sau 1 năm trồng, cây mít cho trái, mỗi cây cho từ 2 - 4 trái, mỗi trái nặng khoảng 25 - 30kg, thương lái thu mua từ 20 - 30 ngàn đồng/kg. Trong rẫy của tôi có 80 gốc dừa đang cho trái khá nhiều. Ở đây dừa bán rất được giá, từ 12 - 15 ngàn đồng/trái. Mỗi tháng gia đình tôi thu nhập bình quân chục triệu đồng. Qua lao động, tích góp, tôi lo cho con tôi học xong đại học và có việc làm ổn định”.
Bà Nguyễn Thị Lến, quê xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm lập nghiệp thôn Phú Tiến, xã Phú Trung cho biết: “Tham gia Ban liên lạc hội đồng hương Giồng Trôm tại tỉnh Bình Phước, tôi luôn động viên bà con phải thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế để không phụ lòng của lãnh đạo huyện Giồng Trôm và lãnh đạo huyện Phú Riềng đã quan tâm. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, còn vận động bà con tham gia xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Hiện nay, trục đường chính vào thôn của bà con sinh sống đã được nhựa hóa, xây một cây cầu ngang suối với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, đảm bảo cho bà con đi lại an toàn vào mùa mưa bão.
Bà Nguyễn Thị Lến cũng cho biết thêm: Mặc dù năm nay bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kinh tế bà con ở đây ổn định. Ngoài thu nhập ở rẫy, thanh niên trong độ tuổi lao động còn tham gia làm công nhân ở các công ty và cạo mủ cao su nên thu nhập khá cao. Kinh tế khá giả, bà con tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào giữ gìn an ninh trật tự.
Theo ông Nguyễn Quý Hà, năm 2021, xã gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, thôn Phú Tiến nói riêng và toàn xã Phú Trung nói chung đã thực hiện đạt 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Trong đó, chỉ tiêu thu ngân sách đạt trên 130%, công tác giảm nghèo đạt vượt chỉ tiêu huyện giao (giảm 15/12 hộ); tiêu chí đường giao thông nông thôn và vận động vốn đối ứng trong nhân dân thực hiện tốt, đã thực hiện 4,2km đường bê-tông (riêng thôn Phú Tiến hơn 1km), trong đó vốn đối ứng của nhân dân chiếm 30% tổng số tiền trên 350 triệu đồng. Ngày 2-12-2021, UBND huyện đã tổ chức lễ khởi công nâng cấp tuyến đường DC 741 đi từ Phước Long rẽ vào Phú Trung sang quốc lộ 14 với mặt bằng trải nhựa 12m, trở thành đường 753B thuộc tỉnh quản lý với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng và đang hoàn thành đưa vào sử dụng sau 500 ngày thi công.
Theo Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Giồng Trôm Nguyễn Thị Thu Phượng, người dân Giồng Trôm đi lập nghiệp vùng kinh tế mới tỉnh Bình Phước rất đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Nhiều hộ dân ở đây đã dần tìm ra hướng đi mới, quyết tâm bám trụ để phát triển trang trại, kết hợp giữa chăn nuôi và trồng cây ngắn ngày. Với sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo địa phương và sự nỗ lực của bà con, tin chắc rằng, trong thời gian tới, những người dân lập nghiệp sẽ có được cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn.
Bài, ảnh: Huỳnh Lâm
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.