Chiếc bánh ít
Tôi dân ở miền Tây, cuối tuần về quê ăn giỗ, ngồi ngắm nghía bà cô nhanh tay ngắt miếng bột trắng bắt vào viên bột tròn vo.
Công đoạn này đòi hỏi phải nhanh tay, không bắt bột vào nhân kịp, bột sẽ chảy. Và bà cô nhanh cho viên bánh “tắm” dầu rồi tranh thủ đánh tròn vo trong lòng bàn tay.
Chị gái phong lá chờ sẵn để nhận viên bánh tròn trắng vừa bắt, rồi xếp lên miếng lá chuối gói, trong tích tắc chiếc bánh đã thành hình tam giác, góc ra góc, cạnh ra cạnh.
Trông thật đẹp. Người khác sắp bánh vào cái xửng để chuẩn bị đem hấp cách thủy. Chỉ khâu gói thôi cũng cần đến vài người, người bắt bột, người phong lá, người gói bánh.
Thật là làm bánh không đơn giản chút nào. Trước khâu gói bánh thì phải qua nhiều công đoạn nào là rọc lá mang phơi heo héo, lá đem lau sạch rồi tề. Giờ thì có bột nếp bán ngoài chợ chứ hồi ấy thì phải xay, bồng rồi mới nhồi bột. Và khâu ướt mồ hôi, cay cả mắt đó là khâu hấp bánh.
Bánh được sắp vào xửng rồi bắt lên nồi nước đang sôi để hấp. Chị gái chút chút lại dỡ nắp ra cho thêm miếng nước lên mặt bánh, chút chút lại châm nước vào thêm để khét nồi, chút chút lại thử bánh, xem chín chưa.
Nói đến nếp, tôi chợt nhớ đến câu chuyện “Nếp dẻo” của bác Ba Phi. Nhớ nhất cái hình ảnh con chó nhảy phóc táp miếng bánh dính trên xiên nhà mà lúc ăn bánh, gỡ bánh ra khỏi miếng lá gói bánh nó dính vào mấy ngón tay bác.
Bác Ba bực mình mới vung tay rẩy mạnh một cái, bánh dính trên cây xiên nhà. Rồi con chó bị treo tỏn tẻn trên đó luôn vì hai hàm răng dính cứng trong cái bánh ít.
Cái cách giới thiệu nếp dẻo của bác Ba Phi thật tài tình làm sao. Giờ đốt đuốc tìm ở đâu ra người thứ hai kể chuyện độc đáo như vậy chứ. Lãng đãng khói bếp bay, mắt chị cay xòe, đỏ hoe.
Bánh ít là món bánh dân gian truyền thống xuất hiện ở nhiều vùng miền. Riêng ở miền Tây, khá thân thuộc với các gia đình miền sông nước.
Xuất hiện với nhiều phiên bản khác nhau nhưng hầu hết được làm từ bột nếp, được gói bằng lá chuối và hấp cách thủy.
Còn nhân thì có nhân ngọt như nhân đậu xanh, nhân dừa; nhân mặn thì thịt heo, thịt vịt hay thịt tôm… Bánh thường được làm để cúng trong các ngày giỗ.
Nhớ đám giỗ thời đi quả, người lớn trong nhà đi đám giỗ, con cháu ở nhà vui thích biết chắc rằng khi về sẽ có bánh ít ăn.
Lúc nào cũng vậy, chủ nhà luôn lại quả vài cái bánh ít hay bánh thuẫn, bánh quai vạc… Ngày đó bà tôi có cả hai quả thiếc to, mỗi lần đi đám, bà đánh bánh bông lan hoặc nhồi mẻ bánh gai để sắp bánh đầy vào hai quả. Lại một phong tục đẹp đã dần mai một theo mưa, theo nắng và theo gió…
Thắc mắc về nguồn gốc của chiếc bánh ít, tôi hỏi những vị cao niên thì nhận được câu trả lời “từ hồi tía má đã vậy rồi, hễ tới đám giỗ làm gì làm phải gói bánh ít”.
Và bà cụ tuổi tám mươi lăm móm mém nhẹ nhàng qua câu ca dao với tiếng rao: “Ai mua bánh ít- bán cho/ Nhân tôm, nhân thịt, nhân dừa thơm ngon”.
Rồi lại đem thắc mắc hỏi “anh Google” thì anh cho biết: “Vào thời Vua Hùng, nàng công chúa út của Vua Hùng, bằng sự khéo léo của mình, nàng đã sáng tạo ra một loại bánh mới mang hương vị bánh chưng- bánh giầy mà Lang Liêu đã tạo trước đó.
Nàng đã lấy chiếc bánh giầy bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng tạo nên một thứ bánh mới hấp dẫn. Về hình dạng của chiếc bánh này được lan truyền trong dân gian và lấy tên của nàng đặt cho nó- “chiếc bánh nàng út ít”. Theo thời gian, cái tên được giản lược thành “bánh ít”.
Tôi ngồi phong lá chờ hứng những viên bánh trắng tròn, nhớ một thời đã qua và nghĩ về nét đẹp văn hóa, về duy trì nét đẹp truyền thống trong giỗ chạp vừa ghi nhớ người đã mất vừa gắn kết họ hàng, xóm giềng.
Và nhắc và kể lại chuyện bánh ít để những người từng một thời thơ ấu được trải qua hoài nhớ. Người xa quê cũng bớt đi nỗi khắc khoải nhớ quê.
Còn những bạn trẻ chưa biết thì tìm hiểu để biết một món bánh dân gian truyền thống, để rồi chúng ta cùng nâng niu giá trị văn hóa của miền đất hiền hòa sông nước này.
Bài, ảnh: MAI KHA
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).