Văn hóa

Có nên trả tiền để con làm việc nhà ?

Thứ năm, 11/04/2024, 10:34 AM

(NSMT) - Việc cha mẹ trả công để trẻ làm việc nhà có thể dạy cho bé giá trị đồng tiền nhưng nếu không khéo léo sẽ trở thành "con dao hai lưỡi" khiến trẻ quá coi trọng tiền bạc.

Thói quen trả tiền để trẻ làm việc nhà đã tồn tại trong các gia đình Mỹ khoảng 100 năm. Theo Viện Kế toán Công chứng Mỹ, mỗi năm trẻ em nước này nhận trung bình 800 USD tiền tiêu vặt. Dù vậy, chúng thường không nhận được tiền mà không có lý do nhất định. Đại đa số phụ huynh gán số tiền đó như khoản "lương" dành cho những việc vặt trong nhà.

“Động lực thúc đẩy chúng sẽ tăng lên gấp đôi", Steven Mintz, nhà sử học thuộc Đại học Texas ở Austin nhận định.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nền văn hóa trên thế giới không khuyến khích thưởng tiền cho trẻ làm việc nhà. Suniya Luthar, nhà tâm lý học tại Đại học bang Arizone, đặt câu hỏi đáng suy ngẫm: "Bạn thấy việc trả cho trẻ một đồng xu mỗi lần nhặt quần áo mà nó vứt vương vãi ra sàn có tác dụng lâu dài hay không? Bạn có nợ bản thân khoản tiền nào khi tự dọn dẹp thứ mình bày bừa?".

Vậy có nên trả tiền để con làm việc nhà hay không?

Các lợi ích của việc trả tiền để trẻ làm việc nhà

Dạy cho con khái niệm công việc

Thế giới vận hành theo cách bạn làm việc và bạn được trả tiền cho công sức lao động đã bỏ ra.

Vì vậy, khi phụ huynh trả cho trẻ một khoản tiền để chúng hoàn thành việc nhà, điều này có thể dạy chúng về khái niệm công việc. Đồng thời, cha mẹ sẽ dạy bé hiểu không phải tự nhiên nhà cửa gọn gàng, bữa ăn được hô biến để xuất hiện trên bàn ăn. Vì vậy, việc cho trẻ tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng để chúng kiên trì làm việc nhà là sự chuẩn bị tuyệt vời cho tuổi trưởng thành của con.

Cha mẹ có thể quy định một số công việc hàng tuần con phải hoàn thành trước khi được trả tiền, hoặc lập một danh sách với một mức giá cố định cho mỗi công việc và để chúng tùy ý quyết định làm việc gì.

Mang lại sự khích lệ

Tiền có thể thúc đẩy trẻ em làm việc nhà. Ví dụ, khi con bạn hoàn thành tất cả công việc của mình, chúng sẽ có đủ tiền đi xem phim với bạn bè hoặc mua được một đôi giày mới. Điều này cũng giúp trẻ hiểu nếu chúng làm việc chăm chỉ, chúng có thể đạt được mục tiêu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Học cách tiết kiệm cho thứ mà trẻ muốn

Thay vì bạn mua cho bé món đồ chơi, trò chơi điện tử mới hoặc bộ quần áo chúng thực sự muốn, hãy để con bạn kiếm tiền mua sắm thông qua các công việc nhà. Một khi trẻ đã có đủ tiền để mua thứ mới, chúng có thể thay đổi ý định và quyết định để dành tiền cho thứ gì đó quan trọng hơn.

Khiến trẻ làm việc nhà dễ dàng hơn 

Thay vì nhắc đi nhắc lại những việc con phải làm mỗi tuần, trả tiền có thể giúp trẻ tự giác làm việc nhà hơn. Nguyên tắc được đặt ra là: Con làm việc nhà, con được nhận tiền. Không làm việc nhà, con không được nhận tiền.

Trẻ hiểu ý nghĩa của việc kiếm tiền

Trả tiền cho trẻ em khi làm việc nhà giúp chúng hiểu ý nghĩa của việc kiếm được một thứ gì đó. Giống như chúng phải có điểm tốt nếu muốn ăn kem, hoặc hoàn thành bài tập về nhà nếu muốn đến thăm ông bà vào cuối tuần. Chúng phải làm việc nhà để kiếm tiền tiêu vặt.

Các nhược điểm của việc trả tiền để trẻ làm việc nhà

Quá coi trọng tiền bạc

Nếu phụ huynh bắt đầu trả tiền để trẻ làm việc nhà, con có thể nghĩ mình nên kiếm tiền từ mọi việc chúng làm. Trẻ có thể nảy sinh tâm lý đòi hỏi hay mặc cả khi thực hiện một công việc được giao.

Nếu muốn trẻ hiểu được giá trị đồng tiền nhưng không muốn chúng nghĩ tiền là tất cả và mọi thứ chúng làm đều được quy đổi ra tiền, cha mẹ nên thiết lập các công việc thường xuyên là gì và phí hoàn thành chúng. Còn lại là các công việc bắt buộc mà bé cần thực hiện và không được đòi hỏi gì thêm.

Trốn làm việc nhà

Heather Beth Johnson, nhà xã hội học tại Đại học Lehigh, người nghiên cứu về bất bình đẳng giàu nghèo, tin rằng khi người lớn trả tiền cho trẻ để làm những việc dĩ nhiên phải làm với tư cách thành viên của gia đình hay cộng đồng, trẻ sẽ thấy bản thân có quyền đổi chác, hoặc có thể không nhận nhiệm vụ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Làm phật lòng phụ huynh khác

Trẻ con có thể kể với bạn bè về việc mình được nhận tiền khi làm việc nhà. Các phụ huynh khác nhanh chóng biết về ý tưởng này và họ có khả năng không vui vì hành động này. Nếu lo lắng về điều này, cha mẹ cần nói con giữ bí mật về các khoản tiền được trả, số tiền con đã tiết kiệm hoặc kiếm được cho riêng mình.

Vì vậy, thay vì trả tiền để trẻ làm việc nhà, cha mẹ nên thay đổi phương pháp giáo dục con bằng cách dành thật nhiều lời động viên cho trẻ. David Lancy, cựu giáo sư nhân chủng học tại Đại học bang Utah, đã nghiên cứu cách điều phối việc nhà của nhiều gia đình ở các quốc gia và nhận ra trẻ ở nhiều nơi thường hào hứng khi giúp đỡ bố mẹ. Chúng học rất nhanh thông qua quan sát và bắt chước. "Lời khen ngợi rất hiếm hoi. Phần thưởng chính dành cho chúng là được tham gia vào dòng chảy hoạt động của gia đình", ông nói.

Một cách tự nhiên, trách nhiệm của trẻ tăng dần theo khả năng và sức khỏe. Chúng có thể bắt đầu bằng cách xách hộ mẹ những túi nhẹ, sau một thời gian đã có thể nấu ăn hoặc chăm em.

Trẻ được giao việc mà không cảm giác bị sai bảo, nhờ đó chúng tự giác làm mà không cần phải quát nạt. Và tất nhiên, chúng không nghĩ sẽ được trả tiền cho những việc vặt đó.

Phương Anh (Theo Moms)  
Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc

8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc

Hôn nhân giống như một chuyến tàu lượn siêu tốc đầy thăng trầm... Nhưng vượt qua tất cả, bạn sẽ được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc nếu biết tuân thủ theo một số quy tắc vàng dưới đây.

Khai mạc trưng bày chuyên đề

Khai mạc trưng bày chuyên đề "Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long"

(NSMT) - Sáng 25/4, tại bảo tàng TP Cần Thơ đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày chuyên đề "Đo lường trong đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long" do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đến tham dự có ông Dương Tấn Hiển - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ.

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?

Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?

Gia đình đông con xảy ra xung đột, cãi vã, tranh giành đồ chơi giữa anh chị em là điều khó tránh khỏi. Điều đáng nói ở đây là xung đột này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành với đủ loại vấn đề phát sinh và không thể nào giải quyết được.

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.