Xưa - Nay

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Thứ ba, 30/01/2024, 18:30 PM

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Khai (ngụ ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình) đang tát đìa chuẩn bị ăn Tết. Vợ ông chuẩn bị kỹ lưỡng từ buổi chiều hôm trước, nào là xô, thau, rổ, vợt để sáng mai tát đìa cạn bắt cá. Hàng năm, các con, cháu của ông cũng tề tựu về rất đông để cùng làm việc này. Tiếng máy tát đìa giòn giã, tiếng mọi người hô vang khi bắt được cá to.

Gia đình ông Nguyễn Minh Khai, ngụ ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình tát đìa bắt cá đồng ăn Tết.

Gia đình ông Nguyễn Minh Khai, ngụ ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình tát đìa bắt cá đồng ăn Tết.

Ngồi chờ tát đìa cạn, ông Khai kể lại hồi ức thuở xưa. Khi tát đìa là cả xóm lại phụ, đắp đập và tát nước bằng tay, bằng gàu sòng rất lâu nước mới cạn. Bây giờ thì đã có máy với dụng cụ bơm nước bằng đầu bò nên rất tiện dụng, chỉ cần tốn vài ba lít dầu hay vài ký điện bơm bằng Motor là đìa đã cạn nước.

“Ngày xưa, trung tuần tháng 10 âm lịch thường nước mặn tràn về, dân sợ đất nhiễm mặn không trồng lúa, cây trái được. Từ đó, mỗi năm nước mặn về, chính quyền địa phương và dân đắp đập đầu kênh ngăn mặn, nên các đìa, kênh, rạch, sông, nước rút cạn dần, chỗ nào còn ít nước đọng lại, người dân lấy xô tát nước bắt cá về ăn Tết”.

Ông Khai kể một hồi, nước trong đìa cạn dần. Bắt đầu bắt cá, những con cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc, cá phi... lần lượt được tóm gọn. Còn các chị em phụ nữ trên bờ đìa đi vòng vòng tìm và chỉ cá để các anh bắt. Rồi tiếng reo hò khi bắt được cá, tiếng cười vang khi con cá bị bắt hụt, chúi xuống sình... làm nên không khí ngày Tết thật đậm chất dân quê. 

Screenshot 2024-01-29 082528
Nhà ông Trần Hoàng Việt - Ấp 10A, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, đã tát đìa ăn Tết.

Nhà ông Trần Hoàng Việt - Ấp 10A, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, đã tát đìa ăn Tết.

Ông Trần Hoàng Việt (ấp 10A, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) kể rằng cũng vừa mới tát đìa ăn Tết xong. Ông Việt nói năm nay đìa thất, chỉ được vài chục ký, phần nhiều là cá rô chứ không nhiều cá lóc. Bây giờ cá ít dần, chứ hồi trước mỗi lần tát đìa là ăn cả xóm.

Ông Việt cho biết, tát đìa bắt cá tự nhiên này, chỉ bắt cá lớn, không bắt cá nhỏ nên mùa sau lại có cá ăn tiếp. Điều đáng quý là sau khi bắt cá, dù ít dù nhiều, chủ đìa đều chọn cá gửi chút ít cho lối xóm ăn lấy thảo, một nét đẹp tình làng nghĩa xóm đáng trân trọng. Bên cạnh đó, mọi người cũng lựa cá khỏe mạnh thì rọng, còn cá ngộp thì làm khô để tết ăn.

“Đợi chủ đìa bắt cá xong là bọn nhỏ xuống bắt cá hôi, xách xâu cá xỏ bằng dây bình bát đẹp về cho mẹ, quần áo, mặt mày lấm lem bùn sình. Tuổi thơ dữ dội nhưng cũng thật đẹp." - ông Việt cười vui kể trong chiều những ngày cuối năm về những tập tục bình dị như tát đìa bắt cá ở quê ông.

Việt Hoàng  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).