Để nghệ thuật đờn ca tài tử không bị mai một
Tháng 12-2013, UNESCO chính thức công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử còn nhiều khó khăn và cần nhiều giải pháp cấp bách hơn.
Các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân tích cực rà soát, hoạch định nhiều giải pháp trong bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử tại Kiên Giang nhưng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể đờn ca tài tử khó khăn hơn so di sản vật thể. Nghệ nhân Nguyễn Hoàng Vũ - Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tỉnh Kiên Giang cho rằng, năm 2018, Sở Văn hóa và Thể thao triển khai đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020.
3 năm qua, ngành văn hóa và thể thao tổ chức 2 cuộc thi đờn ca tài tử cấp tỉnh và 6 hội thi đờn ca tài tử cấp huyện tại An Biên, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Tân Hiệp, Kiên Hải và một số huyện tổ chức các chương trình giao lưu nghệ thuật đờn ca tài tử để phục vụ nhân dân, tạo sân chơi bổ ích cho các câu lạc bộ tham gia. Rà soát, thống kê số lượng nghệ nhân trên toàn tỉnh, phân cấp theo địa phương, đơn vị…; thành lập nhiều câu lạc bộ, đội nhóm; có nhiều chính sách đãi ngộ, hỗ trợ; mở lớp đào tạo, tập huấn; tạo điều kiện cho nghệ nhân sinh hoạt, tham gia liên hoan, hội thi, hội diễn; đề nghị xét tặng các danh hiệu cao quý cho nghệ nhân. Hiện tỉnh ta có 11/15 huyện, thành phố thành lập và sắp xếp lại câu lạc bộ đờn ca tài tử; 4 huyện, thành phố gồm Kiên Hải, Kiên Lương, Hà Tiên và Giang Thành đang thành lập câu lạc bộ.
Theo ông Võ Trường Đấu - Chủ nhiệm Câu lạc bộ đờn ca tài tử TP. Rạch Giá, Câu lạc bộ đờn ca tài tử TP. Rạch Giá thành lập từ năm 2014, thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP. Rạch Giá. Câu lạc bộ có trên 50 hội viên với nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, sinh hoạt 2 kỳ/tháng. Năm 2019 và 2020, câu lạc bộ tham gia cuộc thi đờn ca tài tử cấp tỉnh và đoạt giải A. Tuy nhiên, nghệ thuật đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật sinh hoạt dân dã theo lối ngẫu hứng, đam mê, không phải là sân khấu chuyên nghiệp, rất ít nghệ nhân sống được bằng nghề nên nhiều người gác lại đam mê để dấn thân vào cuộc sống mưu sinh bằng ngành, nghề khác.
“Thời gian đầu, hội viên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đầy đủ nhưng về sau số lượng hội viên tham gia ngày càng ít hơn với nhiều lý do như vì cuộc sống mưu sinh, khó khăn về kinh tế… Các nghệ nhân đờn phục vụ buổi sinh hoạt câu lạc bộ được chi bồi dưỡng 100.000 đồng/lần, trong khi đờn phục vụ các điểm đờn, quán ăn được bồi dưỡng ít nhất từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, vì vậy để thu hút nghệ nhân tham gia thì cần có chính sách đãi ngộ tốt hơn”, ông Đấu nói.
Soạn giả Nguyễn Thiện Cẩn - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cho rằng, đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt âm nhạc mang tính truyền thống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các đám tiệc, các buổi sinh hoạt, lễ hội của người dân Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. Gần đây, phong trào đờn ca tài tử ở tỉnh ta có tín hiệu đáng mừng, nhiều nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử hoạt động trở lại.
Cấp tỉnh có đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Kiên Giang cho từng giai đoạn 2018-2020, 2021-2025. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức cuộc thi sáng tác cho bài bản đờn ca tài tử với gần 100 bài để in thành tuyển tập, sáng tác lời mới cho 20 bản tổ của đờn ca tài tử phục vụ các câu lạc bộ trong tỉnh. Tuy nhiên, phong trào đờn ca tài tử của tỉnh chưa đồng đều, chưa vững chắc; hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ sinh hoạt thất thường do thiếu sự quan tâm đầu tư. Việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử ở tỉnh ta là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, trong đó ngành văn hóa giữ vai trò nòng cốt.
Để có phong trào lâu dài phải tính đến việc đào tạo, truyền dạy bộ môn đờn ca tài tử, trong đó đào tạo ở trường nghiệp vụ văn hóa, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, đội nhóm, ở các trường phổ thông; thường xuyên tổ chức các cuộc thi để đánh giá; chỉ đạo phong trào cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngành liên quan như Sở Văn hóa và Thể thao, Đài Phát thanh và Truyền hình, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để giới thiệu, quảng bá hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm hoạt động tốt, nghệ nhân đờn và ca. Đặc biệt cần có sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền và ngành văn hóa, nhất là nhạc cụ, phương tiện và hỗ trợ một phần kinh phí…
Trước thuận lợi và khó khăn trên, những nhà quản lý văn hóa cần sớm đề ra quyết sách, phối hợp cơ quan liên quan đề xuất các cấp có thẩm quyền để có đề án, kế hoạch cụ thể cho công tác bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử; rà soát số lượng nghệ nhân; củng cố câu lạc bộ, đội, nhóm; có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ hợp lý cho nghệ nhân đờn ca tài tử...
Bài và ảnh: TRƯƠNG VŨ
Những cánh diều hòa cùng không khí kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 16/11, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND Huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội thả diều nghệ thuật năm 2024 tại thị trấn Sông Đốc.
Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày 20/11
(NSMT) - Tối 14/11, Ban Chấp hành Đoàn Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức đêm Gala Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Còn đâu mái ấm gia đình!
Chỉ vì níu kéo tình cảm không thành, trong cơn ghen tuông mù quáng, Phan Việt Cường (41 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) dùng hung khí nguy hiểm ra tay tàn nhẫn với vợ. Nhưng nhát dao oan nghiệt lại đâm trúng vào đứa con bé bỏng đang nằm ngủ bên cạnh, khiến cháu phải rời bỏ cõi đời khi chưa tròn 2 tuổi. Trả giá cho hành động nông nổi, tàn ác, Cường phải lãnh mức án 17 năm tù về tội giết người.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.