Để văn hóa Khmer tạo sức bật cho du lịch
Nhiều doanh nghiệp lữ hành ngoài tỉnh khi khảo sát, hiến kế cho du lịch (DL) Bạc Liêu cho rằng, thị hiếu của khách du lịch (DL) hiện nay rất chuộng các sản phẩm trải nghiệm văn hóa bản địa. Ở góc độ là những người thiết kế tua và hiểu nhu cầu của du khách, họ cảm thấy tiếc vì Bạc Liêu chưa đánh thức những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Khmer để tạo nên sản phẩm DL hấp dẫn. Trong khi đó, việc phát triển DL đối với văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) đang được nhiều nơi thực hiện hiệu quả, góp phần tạo sức bật cho DL phát triển.
Giàu tiềm năng khai thác
Bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của cộng đồng các DTTS đang trở thành nguồn tài nguyên, chất liệu để các địa phương tạo nên những sản phẩm DL mang tính đặc thù. Không chỉ góp phần làm phong phú sắc màu bức tranh DL, việc thúc đẩy phát triển DL còn giúp thay đổi diện mạo và đời sống của người dân ở vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Quan trọng hơn, đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trước guồng quay của xã hội hiện đại.

Những hoạt động đặc sắc của lễ hội Khmer sẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn với du khách.
Mặc dù không có nhiều DTTS như các tỉnh bạn mà chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer nhưng tiềm năng, lợi thế để Bạc Liêu làm DL với văn hóa Khmer là khá nhiều. Nhất là cuối năm 2022, chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) đã được Hiệp hội DL Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xếp hạng là điểm DL cấp vùng. Đây cũng là sản phẩm duy nhất mang sắc màu Khmer trong 11 điểm DL tiêu biểu cấp vùng của tỉnh. Trước đó, ngôi chùa Khmer trăm tuổi này được những người có sở thích “dịch chuyển” đánh giá là một trong những tuyệt tác lộng lẫy, đồ sộ của văn hóa Khmer Nam Bộ.
Dưới góc nhìn của chuyên gia, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống khu vực ĐBSCL - Lê Đình Bích cho rằng, việc phát triển DL cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa đồng bào dân tộc Khmer là hướng đi phù hợp. Khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán ở TP. Bạc Liêu có không gian đủ rộng để hình thành các loại hình DL sinh thái nông nghiệp, DL văn hóa Khmer. Riêng chùa Xiêm Cán có đội nhạc ngũ âm, đội múa Khmer có thể khai thác ở góc độ DL qua việc trưng bày nhạc cụ, trang phục truyền thống và biểu diễn phục vụ du khách.

Du khách thưởng thức, tìm hiểu cách chế biến món bánh gừng, bánh ớt của đồng bào Khmer. Ảnh: H.T
Định hình sản phẩm
Hiến kế cho Bạc Liêu phát triển DL từ văn hóa Khmer, ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Hiệp hội DL ĐBSCL, chia sẻ: “Nếu du khách đến đây chỉ tham quan, chụp ảnh rồi về thì như vậy quá đơn điệu, họ cũng chưa thể hiểu được cái hay, cái độc đáo của những tuyệt tác bên trong ngôi chùa. Để xứng tầm là điểm DL cấp vùng, Bạc Liêu phải tận dụng giá trị các lễ hội để tăng thêm “gia vị” hấp dẫn cho chùa. Ở đó, du khách được hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội, tham gia điệu múa dân tộc, chơi trò chơi dân gian, nghe thuyết minh… thì DL mới thật sự hiệu quả. Làm được điều này, các doanh nghiệp lữ hành sẽ hỗ trợ Bạc Liêu quảng bá, kết nối tua để đưa khách về trải nghiệm sản phẩm”.
Hiện nay, Bạc Liêu là tỉnh duy nhất trong khu vực có nhà hát biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ khán giả hàng tuần. Theo các doanh nghiệp lữ hành, Nhà hát Cao Văn Lầu của Bạc Liêu nên đa dạng hóa các chương trình nghệ thuật, trong đó có thể dàn dựng các tiết mục trình diễn trang phục truyền thống, phục dựng các lễ hội Khmer trên sân khấu một cách cô đọng, dễ hiểu để thu hút khách DL. Cùng với đó, đặt bảng thông báo tổ chức chương trình nghệ thuật tại các khách sạn để du khách yêu thích nghệ thuật có thêm một lựa chọn cho DL đêm ở Bạc Liêu.
Bản sắc văn hóa lâu đời, đặc sắc và gần như diễn ra quanh năm chính là “mảnh đất” màu mỡ để phát triển DL ở địa bàn có đông đồng bào Khmer. Do vậy, sẽ là lãng phí nếu văn hóa Khmer chỉ thăng hoa trong phạm vi phum sóc. Cách hiệu quả nhất để đạt “mục tiêu kép” vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị văn hóa Khmer chính là biến nó thành sản phẩm DL.
Theo Hữu Thọ/ Báo Bạc Liêu
Nước mắm Quốc Hải tổ chức Ngày hội “Vui Tết Thiếu nhi" tại mái ấm Thiên Ân
Chiều ngày 01/6/2025, tại Mái ấm Thiên Ân (601/22, Khu vực Bình Trung, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ), Nước mắm Quốc Hải đã phối hợp cùng Công ty tổ chức sự kiện Black Pearl tổ chức chương trình thiện nguyện “Vui Tết Thiếu nhi”, mang đến một ngày hội ấm áp và trọn vẹn cho các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt.
Khách sạn TTC Cần Thơ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6
(NSMT) - Ngày 4/6, Bà Phạm Thị Thanh - Giám đốc Khách sạn TTC Cần Thơ cho biết, hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6, tập thể Khách sạn TTC Cần Thơ vừa tham gia vệ sinh môi trường tại khu vực Công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Nước Mắm Quốc Hải khuyến mãi ngập tràn quẹt mã QR – Nhận quà liền tay
Trong tháng 5 này, Nước Mắm Quốc Hải có chương trình ưu đãi đặc biệt, bạn đã sẵn sàng nhận quà chưa?
Cần Thơ sẵn sàng cho Artisan Bakery Show 2025 - Điểm hẹn mới của ngành bánh hiện đại
Ngày 16/4 tới, sự kiện Artisan Bakery Show 2025 với chủ đề “Sắc màu – Xu hướng bánh hiện đại” sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị CB Diamond Palace, Cần Thơ. Với quy mô 1.300m², sự kiện quy tụ hơn 35 doanh nghiệp tham gia trưng bày và trình diễn, dự kiến đón tiếp hơn 1.000 khách tham dự đến từ nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ.
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn
Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).
Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.