Đỉnh vực - lại giọt mưa xứ Quảng rơi trên đồng đất phương Nam
(NSMT) - Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, Huệ Thi đang còn là giám đốc phụ trách vùng của một công ty chuyên kiểm định, chứng nhận sản phẩm thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Câu chuyện giữa tôi và em liên tục bị ngắt quãng bởi những cuộc gọi đến. Nhìn em hai tay hai điện thoại giải quyết công việc kinh doanh, tôi không tìm thấy ở em chút bóng dáng nào của một người đàn bà làm thơ.
Công việc kinh doanh đang suôn sẻ và rất có triển vọng phát triển bản thân đột nhiên Huệ Thi nộp đơn xin nghỉ việc để thành lập công ty riêng chuyên thiết kế, kinh doanh áo dài, áo bà ba - một công việc không dính dáng gì đến lĩnh vực khoa học, công nghệ của công ty cũ. Một người bạn là quan chức cấp tỉnh điện thoại cho tôi: “Cô bạn của anh thú vị quá, tốt nghiệp kỹ sư cầu đường xong thì… đi dạy học, chuyển sang làm kiểm định đang rất thành công lại bỏ ngang để theo một con đường hoàn toàn mới là thiết kế trang phục dân tộc chuyên nghiệp. Có táo bạo và liều lĩnh quá không anh?”
Không riêng gì anh ấy mà rất nhiều người quen biết khác cũng rất ngạc nhiên trước sự lựa chọn mới của Huệ Thi, nhưng riêng tôi thì không. Bởi chơi thân với nhau nên tôi hiểu, đối với Huệ Thi mỗi ngã rẽ cuộc đời đều cho những trải nghiệm, những cảm xúc quý giá nên em dám nghĩ, dám làm, dám xóa ván cờ để bày lại cuộc chơi ngay từ đầu. Phải chăng Huệ Thi tri ân cuộc đời đã sinh ra mình bằng cách đốt cháy nó lên thành ngọn lửa để những khát khao, những đam mê trong em được thăng hoa?
Cách đây mấy hôm, khi ký tặng tôi “Đỉnh vực” - tập thơ mới nhất vừa xuất bản của mình. Huệ Thi cười, giọng nhẹ tênh: “Rảnh thì anh đọc chơi nghen”. Tôi cũng mỉm cười khi sực nhớ “cuộc chơi chữ nghĩa” của người đàn bà làm thơ này đã đơm hoa cho đời đúng 10 tác phẩm. Từ “Khát khao” (NXB Hội Nhà văn - 2015) đến “Bóng quê” (NXB Hội Nhà văn - 2016), “Thăng hoa” (NXB Văn hóa, văn nghệ - 2020)… và bây giờ là “Đỉnh vực” (NXB Hội Nhà văn - 2022).
Có thể nói với tập thơ “Đỉnh vực”, Huệ Thi đến với độc giả yêu thơ bằng một dung mạo mới. Khi sự từng trải của một người đàn bà đến độ “chín” thì họ thấu tình đời bằng sự bao dung vô bờ bến, bình thản bước mọi biến động của thế thái nhân tình. Bốn mươi mốt bài thơ trong “Đỉnh vực” như những lát cắt: thân phận, nỗi niềm, tình yêu bày trên cái đĩa cuộc sống - tròn đầy nhưng không bộn bề.
Những lát cắt ấy, có khi là nỗi ê chề trước thói đời:
“Mọi lời chúc tụng thật giả bỉ bôi
Trên đỉnh cao danh vọng mặt nạ che kín bầu trời
Kim cương lấp lánh
Người với người ôm nhau bằng lời mật ngọt ve vuốt mùi hương
Ngày tôi đứng cuối đường không ngã rẽ…”
(Tôi đã thấy gì - Đỉnh vực)
Tình đời là vậy! Nhưng dù có đớn đau như thế nào đi nữa thì người ta vẫn phải đi chung nó cho trọn kiếp nhân sinh bằng một trái tim lấy tình yêu là cứu cánh.
“Câu thơ này là từng con chữ chậm rơi
Là đắm say chắt chiu cho anh tất thảy
Em yêu anh và yêu chưa từng ngần ngại
Sớm mai này biết còn thức được chăng”
(Bài thơ đầu xuân cho anh - Đỉnh vực)
Sinh năm 1982 tại một làng quê yên bình bên bờ sông Vu Gia thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Vừa bước vào thời thiếu nữ, cánh chim non của vùng đất nổi tiếng địa linh nhân kiệt “ngũ phụng tề phi” đã chập choạng bay về phương Nam như một sự sắp đặt của số phận.
Trong những đêm tha hương, những ký ức thuở thiếu thời ùa về đầy chật giấc chiêm bao của đứa con xa xứ:
“Đêm tháng chạp làm kẻ tha phương
Vang tiếng cuốc kêu
Thương con bìm bịp
Sớm mai này chợ đông mẹ chắc có còn kịp
Nhớ hay không có đứa trẻ khóc chào đời
Ba mẹ cười, con khóc…
Xuân ơi!”
(Viết cho ngày mẹ sinh con - Đỉnh vực)
Có thể nói - theo tôi - “Đỉnh vực” thực ra là một bản tình ca bởi xuyên suốt trong bốn mươi mốt bài thơ là những cung bậc cảm xúc của dàn hợp xướng tình yêu. Yêu trong nỗi giằng xé mãnh liệt nhưng thấu hiểu và bao dung chứ không lột trần tàn nhẫn:
“Nếu mai này đường về bỗng cô liêu
Thì đừng oán
Đừng hờn
Đừng thù hận
Bởi tơ duyên âu là chữ phận
Thản nhiên cười nếu mình phải chia tay”
(An nhiên - Đỉnh vực)
Chọn tình yêu và sự bao dung làm điểm tựa tinh thần, nữ thi sĩ - doanh nhân đất Quảng đã vượt qua muôn trùng sóng gió, gặt hái những quả ngọt của nghiệp đời, nghiệp văn trên thành phố được mệnh danh Tây Đô - mảnh đất mà từ lâu em xem như quê hương thứ hai và yêu nó đến tận cùng.
Huệ Thi giờ không chỉ là một nhà thơ, nhà thiết kế trang phục dân tộc mà còn là chủ một thương hiệu mỹ phẩm và đang ở công đoạn cuối cùng để ra mắt nhà hàng đầu tiên trong chuỗi nhà hàng chuyên món ăn Quảng Nam ở Cần Thơ. Khi tôi thắc mắc: “Công việc bộn bề như thế thì thời gian đâu em làm thơ?” thì Huệ Thi trả lời tỉnh rụi đúng chất con gái xứ Quảng : “Làm thơ là để trang trải nỗi lòng, rảnh thì làm, có cực chi mô?”
“Chữ duyên khéo vận trói ngầm
Cười mong manh trọn cõi trần hư vô”
(Cõi đời hư vô - Đỉnh vực)
Tôi hiểu, đối với em thơ là một cuộc chơi chữ nghĩa, một cuộc tung tẩy cảm xúc. Chính vì vậy, thơ của của Huệ Thi không bị trói buộc bởi bất kỳ khuôn sáo nào mà nó hồn nhiên giằng xé, hồn nhiên đớn đau và trong đó có cả sự hồn nhiên lần tìm bản ngã của một Nàng Thơ (tên thương hiệu mỹ phẩm của em). Chỉ trong vòng bảy năm kể từ ngày gia nhập Hội Nhà văn thành phố Cần Thơ, Huệ Thi đã rút ruột nhả tơ cho đời mười đứa con tinh thần như 10 hạt mưa sa xuống đồng đất phương Nam cho tình yêu nảy mầm.
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.