Startup

Đồng Tháp: Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi ốc "gác bếp"

Chủ nhật, 18/12/2022, 19:03 PM

(NSMT) - Ốc "gác bếp" từ lâu đã trở thành món ăn dân dã của người dân miền Tây vào mùa nước nổi. Loài ốc được đem đi gác bếp đa phần là ốc lác bởi nó có vị ngọt, dai giòn và rất thơm. Khi dùng không hết, ông bà ta sẽ đem treo trên gian bếp với một ít rơm ủ trong giỏ. Nhận thấy được tìm năng của mô hình này, anh Lê Hồng Lâm và vợ là chị Trương Thị Hồng Phấm - ngụ tại Đồng Tháp đã quyết định khởi nghiệp và thu về kết quả ngoài mong đợi.

Nhân vật được nhắc đến là anh Lê Hồng Lâm (39 tuổi), hiện ngụ tại phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cơ duyên mang anh đến với nghề là vào ngày nọ, anh mua 0,5kg ốc lác về dùng, sáng hôm sau, ốc trong bọc bò ra khắp gian bếp. Sau một thời gian, anh chị phát hiện phía sau cửa tủ lạnh có vài con ốc lác vẫn còn sống, thế là anh mang ra cho vợ chế biến và thấy rất ngon. Nhận thấy ốc lác có khả năng "ngủ vùi" và cho giá trị cao nếu kinh doanh mô hình này, anh Lâm đã tìm tòi và áp dụng kỹ thuật nuôi "gác bếp" của ông bà ta, mang lại giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm nguyên sơ ban đầu.

Loại ốc được chọn mang đi gác bếp là ốc lác, có vị dai, ngon và rất tốt cho sức khỏe.

Loại ốc được chọn mang đi gác bếp là ốc lác, có vị dai, ngon và rất tốt cho sức khỏe.

Loài ốc lác ở miền Tây có đặc tính "ngủ vùi" trong đất vào mùa khô trong thời gian dài. Những người đi làm ruộng bắt được ốc lác thường sẽ mang về nhà, bỏ vào giỏ tre, cho rơm rạ vào rồi treo ốc lên gian bếp để xông khói, người xưa vì vậy mà gọi luôn là ốc "gác bếp". Với cách làm này, ốc như được "ngủ" nhiều tháng nên rất mập, thịt dày, sạch và giàu dinh dưỡng.

Sản phẩm được anh Lâm và chị Phẩm chính tay lựa chọn để cung cấp cho người tiêu dùng.

Sản phẩm được anh Lâm và chị Phẩm chính tay lựa chọn để cung cấp cho người tiêu dùng.

Từng theo học chuyên ngành hóa học tại một trường đại học nổi tiếng, sau khi phát hiện điều trên, anh Lâm đã từ bỏ công việc ở một trường cao đẳng để về khởi nghiệp cùng vợ. Bằng sản phẩm ốc "gác bếp", anh Lâm và chị Phấm mong muốn qua đó có thể phát triển kinh tế gia đình, đồng thời giúp mang món ốc đặc sản của miền quê đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. 

Chị Trương Thị Hồng Phấm, người vợ đồng hành cùng anh Lâm trong suốt quá trình khởi nghiệp.

Chị Trương Thị Hồng Phấm, người vợ đồng hành cùng anh Lâm trong suốt quá trình khởi nghiệp.

Giai đoạn khởi nghiệp lúc nào cũng đầy trắc trở nhưng lại là khoảng thời gian ý nghĩa nhất của đời người. Năm 2018, anh Lâm bắt tay vào nghiên cứu sản xuất ốc "gác bếp" bằng số tiền dành dụm của gia đình. Ban đầu, anh làm cho ốc "ngủ" bằng phương pháp truyền thống như mang ốc treo trên giàn bếp hay vùi trong đất như ông bà ta ngày xưa thường làm. Tuy nhiên, hết ốc lác rồi đến ốc bươu cứ liên tục chết, làm theo cách dân gian thì tỉ lệ thành công thấp vì chỉ sản xuất được số lượng nhỏ, tốn chi phí vệ sinh ốc trước khi đem đi bán...

Để có được thành công như ngày hôm nay, vợ chồng anh Lâm đã đặt rất nhiều tâm huyết và niềm tin vào mô hình này.

Để có được thành công như ngày hôm nay, vợ chồng anh Lâm đã đặt rất nhiều tâm huyết và niềm tin vào mô hình này.

Vợ chồng anh Lâm liên tục thất bại, có lúc người thân thấy xót nên khuyên ngừng nghiên cứu sản xuất. Tuy nhiên, với quyết tâm bền bỉ và không ngừng nỗ lực, vợ chồng anh chị vẫn làm đến cùng. Nhận thấy quá trình thử nghiệm còn nhiều hạn chế nên anh Lâm đã chuyển qua nghiên cứu giải pháp xây phòng kín cho ốc "ngủ" trong môi trường có nhiệt độ phù hợp, xử lý để ốc chủ động thải ra hết những chất tồn dư như phân, thức ăn trước khi "ngủ".

Cơ sở sản xuất được đầu tư bài bản, an toàn và sạch sẽ.

Cơ sở sản xuất được đầu tư bài bản, an toàn và sạch sẽ.

Với mô hình này, anh Lâm đã đầu tư gần 300 triệu đồng để thực hiện tất cả quy trình nghiên cứu thông qua việc thiết kế nhà xưởng, đào ao nuôi ốc để tiện quan sát tập tính của ốc như: ốc ngủ ở nhiệt độ nào, độ ẩm nào ốc sẽ bò đi kiếm ăn, thời điểm nào ốc thải chất bẩn... Cuối cùng, vợ chồng anh Lâm cũng đã nghiên cứu ra được phương pháp để nuôi ốc "gác bếp" cho chất lượng đầu ra cao mà không mất nhiều chi phí, công sức, thành công mở được cơ sở khởi nghiệp đầu tiên mang tên "Ốc gác bếp Tình Quê" do vợ chồng anh chị làm chủ.

Những con ốc lát 'gác bếp' được anh Lâm chăm chút tỉ mỉ, kiểm tra cẩn thận.

Những con ốc lát "gác bếp" được anh Lâm chăm chút tỉ mỉ, kiểm tra cẩn thận.

Được hỏi về bí quyết giữ cho thịt ốc được tươi ngon sau khoảng thời gian dài, anh Lâm hồ hởi chia sẻ: "Sau khi làm sạch, ốc phải được ngủ ở điều kiện khô ráo, mát mẻ trong tầm 3 tháng, sau đó sẽ để ở trạng thái nằm chờ, dinh dưỡng ở đuôi sẽ được đẩy lên để nuôi cơ thể, từ đó thân ốc sẽ trắng đi và đẹp ra, thịt sẽ ngon hơn ốc bình thường, những mùi tanh, mùi bùn của con ốc mới bắt lên sẽ không còn nữa". Tùy theo vụ mùa, mỗi tháng cơ sở sẽ làm được 1 - 2 tấn ốc "gác bếp", tổng doanh thu mỗi đầu tấn, vợ chồng anh Lâm thu được khoảng 50 triệu đồng. 

Sản phẩm được cung ứng ra thị trường là những con ốc to, mập, chắc thịt và đảm bảo đạt chất lượng.

Sản phẩm được cung ứng ra thị trường là những con ốc to, mập, chắc thịt và đảm bảo đạt chất lượng.

Anh Lâm chia sẻ thêm, nguyên liệu sản xuất ốc gác bếp ngon phải là ốc lác trong giai đoạn từ giữa đến cuối mùa lũ. Bởi vào thời gian này, cơ thể ốc tích tụ đủ chất dinh dưỡng để khi "ngủ đông" sẽ không bị ốm. Tuy nhiên, không phải ốc lác ở vùng nào cũng có thể tạo ra sản phẩm ốc "gác bếp" đạt tỷ lệ sống và cho chất lượng cao. Kinh nghiệm của anh sau hơn một năm tìm nguồn ốc lác ở nhiều tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang… thì ốc sống trong điều kiện khắc nghiệt, sức sinh tồn mạnh mới cho ra ốc "gác bếp" đạt hiệu quả tốt. 

Giờ đây, vợ chồng anh Lâm - chị Phẩm đã có được một cơ sở sản xuất ốc 'gác bếp' riêng cho mình với cái tên 'Ốc gác bếp Tình Quê'.

Giờ đây, vợ chồng anh Lâm - chị Phẩm đã có được một cơ sở sản xuất ốc "gác bếp" riêng cho mình với cái tên "Ốc gác bếp Tình Quê".

Nuôi ước vọng quảng bá sản phẩm truyền thống của ông bà xưa để phát triển ra thị trường quốc tế, với cái tên "Ốc gác bếp Tình Quê", vợ chồng chị Phẩm - anh Lâm đã giúp đưa sản vật quê hương vươn xa, góp phần đẩy mạnh kinh tế của vùng, đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường thủy sản Việt.

Phùng Thảo  
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.

Cần Thơ: Quận Ninh Kiều tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc

Cần Thơ: Quận Ninh Kiều tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc

(NSMT) – Ngày 20/3, Phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Nhà Văn hoá Thiếu nhi, Trung tâm VHTT & TT quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 và tuyên dương những gia đình tiêu biểu trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Lợi thế khởi nghiệp của thanh niên nông thôn

Lợi thế khởi nghiệp của thanh niên nông thôn

Khởi nghiệp từ nguồn tài nguyên bản địa, tận dụng nền tảng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh cùng sự hỗ trợ tận tình của chính quyền địa phương đã tạo “bệ phóng” cho nhiều dự án, sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên Đồng Tháp bay cao, vươn xa ra thị trường, được nhiều người biết đến.

Sóc Trăng: Thanh niên 8X khởi nghiệp thành công với dưa lưới, lãi gần 800 triệu đồng/năm

Sóc Trăng: Thanh niên 8X khởi nghiệp thành công với dưa lưới, lãi gần 800 triệu đồng/năm

(NSMT) - Tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt trường Đại học Cần Thơ, thanh niên 8X quê ở Sóc Trăng đầu quân cho một số công ty phân bón. Công việc khá ổn định thì bất ngờ “rẽ ngang” trở về quê với khát vọng làm giàu nơi “chùm khế ngọt” của mình và đã thành công với mô hình trồng dưa lưới, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Buffalo Team - Tiên phong gắn kết doanh nghiệp qua hoạt động teambuilding chuyên nghiệp

Buffalo Team - Tiên phong gắn kết doanh nghiệp qua hoạt động teambuilding chuyên nghiệp

(NSMT) - Buffalo Team là một trong những đội ngũ tiên phong trong việc xây dựng các hoạt động về teambuilding tại miền Tây trong những năm qua.

Bộ NN&PTNT cấp cho Bạc Liêu 130 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng phát triển nghề làm muối

Bộ NN&PTNT cấp cho Bạc Liêu 130 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng phát triển nghề làm muối

(NSMT) - Ngày 4/12, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì buổi họp mặt Cà phê Doanh nhân nhằm trao đổi, xử lý, tháo gỡ, khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.