Du khách lặn lội gần 2.000 km đến Tây Ninh vì điều gì?
Chuyên trang du lịch Vietnam Nomad giới thiệu "10 viên ngọc ẩn" tuyệt đẹp của du lịch Việt, trong đó Tây Ninh nổi lên như là một điểm đến phải ghé thăm trong năm 2023. 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, Tây Ninh đang trên hành trình trở thành tâm điểm du lịch số 1 Nam bộ. Đâu là bí quyết hút khách của “viên ngọc ẩn” này?
Lặn lội gần 2.000 cây số để chiêm bái đỉnh núi thiêng
Sáng sớm ngày mùng 10 tháng 3, chị Phạm Ánh Hoa (Quảng Ninh) cùng gia đình bắt chuyến bay từ Sân bay Vân Đồn vào TP.HCM. Rồi từ TP.HCM, gia đình chị đi xe đến thành phố Tây Ninh cách đó gần 100km. Để đặt chân đến núi Bà Đen, tổng cộng chị đã đi mất gần 6 tiếng đồng hồ, cho quãng đường khoảng 1.800km, nhưng tâm trạng vẫn rất háo hức.
Ghé núi Bà Đen đúng dịp diễn ra Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh, chị Hoa cho biết: “Đầu năm nay tôi đã lỡ hẹn đến bái Bà, nên tôi quyết định thu xếp công việc để đến núi Bà Đen vào dịp Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh. Thực sự bất ngờ khi được chứng kiến lễ Vía trang trọng tại chùa Bà và cùng hòa mình vào dòng người để nghe pháp thoại và thả hoa đăng trên đỉnh núi trong ánh đèn ảo diệu khi đêm về. Cảm giác như mình đi lạc vào miền đất Phật vậy, vô cùng an yên và thư thái”.
Cũng giống như chị Hoa, rất nhiều du khách chọn núi Bà Đen (Tây Ninh) là điểm tâm linh phải đến mỗi năm để chiêm bái, hành hương và ngoạn cảnh miền đất thiêng trên “nóc nhà Nam Bộ”.
Được biết đến là ngọn núi thiêng bậc nhất Nam bộ, núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu được người dân miền Nam tôn là Bồ Tát. Chưa kể, nơi đây còn quy tụ một hệ thống chùa, am, động, miếu… rất đa dạng, càng nhân lên sự linh thiêng cho núi Bà.
Bởi vậy, nếu cần giải mã cho sức hấp dẫn của du lịch Tây Ninh, thì sự linh thiêng chính là chìa khóa đầu tiên giúp miền đất thánh này trở thành tâm điểm của du lịch Nam bộ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cảnh quan thiên nhiên và lịch sử huyền bí thì có lẽ lượng khách đến núi Bà Đen không bùng nổ như thời gian qua.
Chìa khóa là “sản phẩm du lịch” khác biệt
“Chìa khóa” mở rộng cánh cửa đón du khách đến núi Bà Đen chính là quần thể du lịch tâm linh Sun World Ba Den Mountain cùng hàng loạt sản phẩm du lịch, mang đến một diện mạo mới hấp dẫn du khách. Nơi đỉnh núi, nổi bật là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng sừng sững uy nghi giữa mây trời – một biểu tượng của lòng từ bi bác ái và sự thông tuệ của nhà Phật. Tại khu vực trung tâm của quần thể các công trình kiến trúc tâm linh trên đỉnh Núi Bà Đen là cụm trụ kinh Bát Nhã, gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc 12.000 chữ kinh Tây Tạng được dát vàng.
Ngay dưới chân đại tượng Phật là một khu triển lãm Phật giáo lần đầu tiên có tại Việt Nam với hàng trăm pho tượng, tranh và phù điêu với nhiều chất liệu đặc trưng mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam qua các thời kỳ và công nghệ trình chiếu phim video mapping hiện đại về sự vận động của vũ trụ trong quan niệm Phật giáo.
Đặc biệt, tại đây du khách được tận mắt ngắm các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII và chiêm bái Phật Bảo Xá Lợi Phật tỏa sáng lung linh giữa không gian uy nghiêm.
“Tâm lý của khách du lịch là muốn tìm sự khác biệt: khác biệt với nơi họ sinh sống và khác biệt giữa những nơi họ đến, giữa các quốc gia dân tộc khác nhau, các cảnh quan khác nhau và các sản phẩm du lịch khác nhau”, ông Dương Trung Quốc nhận định.
Tại Sun World Ba Den Mountain, bản sắc văn hóa và những nét bản địa của vùng đất Tây Ninh đã được trân trọng gìn giữ và khai thác, qua đó mang lại hiệu quả thu hút du khách rõ rệt.
Giàu trải nghiệm, đa sắc màu văn hóa
Anh Lê Thanh Sơn (Hà Nội) chọn núi Bà Đen là điểm đến dịp 30/4 năm nay chia sẻ: “Trước đây, Tây Ninh không nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của tôi, nhưng khi biết có Liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử, tôi cùng bạn bè đã quyết định đặt vé đi Tây Ninh. Vào đây mới thấy, vùng đất này đã đổi thay rất nhiều. Không chỉ là điểm đến tâm linh, Tây Ninh đang trở thành điểm đến du lịch văn hoá độc đáo với rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn”.
Du lịch tâm linh không phải là lý do duy nhất để nhiều du khách chọn đến Tây Ninh. Bên cạnh các điểm đến tâm linh nổi tiếng như núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài hay chùa Gò Kén, Tây Ninh còn đang đầu tư phát triển du lịch văn hoá với một loạt các sự kiện lễ hội hấp dẫn như Lễ Hội Xuân núi Bà đầu năm, lễ hội ẩm thực chay, Lễ vía Quán thế âm Bồ Tát, hay sắp tới là lễ hội Vía Bà Đen được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.
Sở hữu đến 8 di sản văn hoá phi vật thể, Tây Ninh là một trong số ít địa phương có đời sống văn hoá, tâm linh đặc trưng tại khu vực Nam bộ. Các di sản văn hoá được biết đến nhiều nhất tại Tây Ninh phải kể đến như nghệ thuật đờn ca tài tử, hay điệu múa trống Chhay dăm mang đặc trưng văn hóa Khmer, tất cả đều đang được nuôi dưỡng và tái hiện một cách độc đáo trong các lễ hội tại núi Bà Đen. Nếu được khai thác đúng cách, đây sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Tây Ninh mà du khách sẽ phải đến để trải nghiệm.
Nhiều hạng mục vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô tại Tây Ninh sẽ tiếp tục được bổ sung, để Tây Ninh ngày một hấp dẫn hơn nữa. Ông Trần Anh Minh – Giám đốc Sở VHTT & DL Tây Ninh cho hay: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án như công viên chuyên đề hay khu nghỉ dưỡng để dần hình thành các sản phẩm du lịch trọng điểm thu hút ngày càng đông khách đến với Tây Ninh”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.