Xưa - Nay

Giá trị lễ hội Ok Om Bok trong đời sống tinh thần của người Khmer ở Kiên Giang

Thứ tư, 26/10/2022, 11:01 AM

Lễ hội của đồng bào Khmer nói chung luôn có giá trị giáo dục và thể hiện ước nguyện của mỗi người. Trong đó, Lễ hội Ok Om Bok là dịp để đồng bào Khmer cúng tạ ơn thần mặt trăng vì đã cho một năm mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu… Lễ hội này còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mối liên kết cộng cư hằng mấy trăm năm qua trên mảnh đất Kiên Giang ấm áp nghĩa tình này.

Người Khmer ở Việt Nam là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ở Kiên Giang người Khmer có tỷ lệ đứng thứ hai sau người Kinh, với khoảng 56.800hộ, 238.000người, chiếm hơn 13% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer nói chung đã được các cấp, các ngành quan tâm bảo tồn và phát huy, nhất là từ khi có Luật di sản văn hóa, Luật tín ngưỡng tôn giáo nhiều phong tục tập quán- lễ hội được khuyến khích phát huy, sáng tạo và đã có vai trò tích cực trong tham gia xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo truyền thống, thì tuyệt đại đa số người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long là phật tử Phật giáo thuộc hệ phái Nam tông- Phật giáo Nam tông Khmer, và hầu hết các hoạt động văn hóa phi vật thể cuả người Khmer đều gắn liền với các lễ hội. Trong vai trò quan trọng của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer, dù bắt nguồn từ đâu thì nhiều phong tục tập quán- tín ngưỡng- lễ hội vẫn mang màu sắc tôn giáo và được tổ chức chu đáo với những nghi lễ khá cầu kỳ, cho nên đôi khi người ta lầm tưởng là tất cả các lễ hội của người Khmer đều là lễ hội của Phật giáo. Ok Om Bok cũng không thể ngoại lệ, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 12 theo Phật lịch (tương ứng với tháng 10 âm lịch) người Khmer tổ chức Ok Om Bok để tỏ lòng biết ơn vì đã làm cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống mọi người no ấm. Lễ hội này còn được gọi là “Lễ cúng trăng” hay “Đút cốm dẹp”, đây là một dạng phong tục- lễ hội nông nghiệp, xuất phát từ một tín ngưỡng dân gian, cho rằng Mặt trăng như là vị thần cai quản thời gian, thủy triều và thời tiết; là vị thần bảo vệ mùa màng... Người Khmer tin rằng với việc thành tâm, chu đáo thì điều lành, may mắn và hạnh phúc sẽ đến với họ,…

Các đội ghe Ngo đang tập trung để nghe thông qua thể lệ cuộc đua sắp diễn ra tại lễ hội Ok Om Bok, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, năm 2019 (Ảnh: Quốc Giang).

Các đội ghe Ngo đang tập trung để nghe thông qua thể lệ cuộc đua sắp diễn ra tại lễ hội Ok Om Bok, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, năm 2019 (Ảnh: Quốc Giang).

Trong Lễ hội, ngoài những nghi lễ do Chùa Khmer- thông qua vị Sư điều hành, đi liền với lễ cúng trăng là thả đèn gió, đèn nước;… thì nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được cộng đồng người Khmer tổ chức, biểu diễn phục vụ, như: Nghệ thuật âm nhạc, múa, ca- múa, trình diễn trang phục truyền thống Khmer,… Ở đó, người Khmer vừa là chủ thể sáng tạo, trình diễn, vừa là người thụ hưởng chính giá trị của nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình; người Kinh, người Hoa hay các dân tộc khác không trực tiếp tham gia vào nhưng đã tham dự, hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động lễ hội, nghệ thuật do người Khmer sáng tạo, cùng xem đó như là những món ăn tinh thần không thể thiếu trong mối liên kết cộng cư hằng mấy trăm năm qua trên vùng đất ấm áp nghĩa tình này.

Và, đua ghe Ngo là một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok. Ghe Ngo là một sản phẩm văn hóa độc đáo được sáng tạo rất kỳ công, mỗi một công đoạn đều có những lễ tục theo tín ngưỡng của người Khmer, ghe thường bố trí từ trên 40 đến 60 chỗ ngồi cho người tham gia thi bơi. Đua ghe Ngo có tính lan tỏa, liên kết cộng đồng rất mạnh mẽ, là hoạt động mà các thành phần xã hội mong muốn được xem nhất trong dịp lễ hội. Những cuộc đua ghe Ngo thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn người, đứng kín cả hai bờ sông,…đi liền với đó là không khí náo nhiệt với sự cổ vũ vô tư, nhiệt tình của đông đảo đồng bào các dân tộc, mà ở trong cuộc vui đó nhiều khi người cổ vũ không cần biết bên nào thắng cuộc… Từ những hoạt động mang nhiều ý nghĩa, giá trị đó mà Lễ hội Ok Om Bok đã trở thành tâm điểm của lễ hội nước đặc sắc của đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ nói chung.

Tại tỉnh Kiên Giang, từ năm 2007 lễ hội truyền thống Ok Om Bok đã được công nhận là “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang” được tổ chức định kỳ hàng năm tại huyện Gò Quao;… Tuy nhiên, trong 02 năm (2020-2021) do dịch bệnh Covid-19 nên đã hạn chế trong tổ chức phần lễ, tạm dừng các hoạt động phần hội.

Năm 2022, sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, thì Lễ hội Ok Om Bok vẫn là một trong những lễ hội quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện lễ hội, văn hóa, thể thao và du lịch đã được tỉnh Kiên Giang chú trọng, quan tâm xây dựng kế hoạch tổ chức ngay từ đầu năm.

Vận động viên đội ghe Ngo Chùa Sóc Ven Cũ (xã Định An, huyện Gò Quao) tập bơi đua trong loại hình nam- nữ phối hợp (Ảnh: Quốc Giang).

Vận động viên đội ghe Ngo Chùa Sóc Ven Cũ (xã Định An, huyện Gò Quao) tập bơi đua trong loại hình nam- nữ phối hợp (Ảnh: Quốc Giang).

Theo đó, năm nay Lễ hội này được diễn ra từ ngày 07-09/11/2022 (nhằm ngày 14-16/10 âm lịch),… hứa hẹn sẽ là sự kiện đáp ứng sự mong chờ của đồng bào Khmer và các dân tộc anh em trong khu vực được thưởng thức các loại hình nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Khmer, nhất là hoạt động đua ghe Ngo… Với các hoạt động chính như: Phần lễ bao gồm Chương trình khai mạc Lễ hội, Lễ Cúng Trăng; Phần hội với các hoạt động thi giàn Thủy lục đẹp, biểu diễn nghệ thuật, liên hoan văn nghệ, đua ghe Ngo, thuyền rồng, bóng đá, bóng chuyền, các hoạt động hội chợ- triển lãm, chợ phiên,... Đặc biệt, chương trình Lễ khai mạc và đua ghe Ngo còn được truyền hình trực tiếp phát trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh,...

Có thể nói, dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer đã ngày càng chứng minh được vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nam bộ nói chung và đồng bào tỉnh Kiên Giang. Bởi thông qua đó, các loại hình nghệ thuật sẽ vừa là phương tiện để đồng bào Khmer thực hành các nghi lễ, sinh hoạt tín ngưỡng- tôn giáo, văn hóa của dân tộc mình; vừa là hoạt động để giải trí, cùng với sự lan tỏa- giao lưu tiếp biến văn hóa trong quá trình cộng cư sẽ góp phần củng cố sự đoàn kết cộng đồng mạnh mẽ hơn giữa các dân tộc anh em. Đó cũng đồng thời là những loại hình di sản văn hoá độc đáo, có vai trò là hạt nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tạo ra những món ăn tinh thần đặc sắc, là những sản phẩm để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Theo Quốc Giang/ CTTĐT Kiên Giang  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).