Tài chính

Giải pháp để ĐBSCL giữ vững sản lượng tôm nuôi

Thứ hai, 23/08/2021, 15:22 PM

Nông dân nuôi tôm ở ÐBSCL đang áp dụng nhiều biện pháp cho ăn “cầm cự” và thu tỉa thưa khi mật độ quá dày, để giữ đàn tôm qua thời gian giãn cách xã hội.

4-1

Giá tôm càng xanh loại 20 con/kg của bà con nông dân nuôi tôm ở TP Cần Thơ chỉ còn 160.000-170.000 đồng/kg. Ảnh: LÊ VŨ

Theo ghi nhận của ngành Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, đến giữa tháng 8, nông dân đã thả tôm giống được 128.200ha tôm nuôi nước lợ (kế hoạch là 136.000ha). Với các hình thức nuôi thâm canh công nghiệp 2.258ha (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng), quảng canh và quảng canh cải tiến 27.822ha, tôm - lúa chiếm diện tích lớn nhất, hơn 98.100ha. Sản lượng đã thu hoạch từ đầu năm đến nay ước đạt gần 73.000 tấn. Việc sản xuất, chăm sóc tôm nuôi của nông dân vẫn duy trì ổn định. Nhưng tôm tới kỳ thu hoạch mà đầu ra đang rất khó khăn, tiêu thụ chậm do rất ít thương lái đi thu mua. Từ đó giá giảm mạnh, nhất là đối với tôm càng xanh.

Theo khung lịch thời vụ sản xuất tôm nước lợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, thời điểm tháng 8 là kết thúc vụ nuôi tôm - lúa, nông dân cần thu hoạch dứt điểm, để tận dụng nước mưa rửa mặn cho đất, chuẩn bị lấp lại vụ lúa. Trong khi đó có hơn 98.000ha nuôi theo mô hình tôm - lúa của tỉnh, có gần 26.700ha tôm càng xanh, đang gặp khó cả khâu thu hoạch và tiêu thụ. Vì tôm cành xanh thu hoạch phải tát cạn vuông và bắt thủ công nên cần đông nhân công nhưng do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg không thể tập trung đông người. Hơn nữa, tôm càng xanh bắt xong phải chạy oxy, bán tôm sống nên rất khó vận chuyển đi tiêu thụ.

Tôm thu hoạch khó bán, giá thấp nên nông dân chọn giải pháp tiếp tục kéo dài thời gian nuôi, chỉ thu hoạch tỉa khi mật độ quá dày. Anh Nguyễn Văn Thể, ở xã Ðông Hòa, huyện An Biên, có 3ha tôm - lúa, đang duy trì cho tôm ăn hằng đêm chờ qua thời gian giãn cách. Theo anh Thể, sau lứa tôm sú thả từ đầu vụ, anh thả nối tiếp lứa tôm thẻ chân trắng. Hiện tôm đã đạt cỡ 60-70 con/kg, cần thu hoạch để chuẩn bị cho vụ lúa. Nhưng hiện tại giá tôm rẻ quá, nên anh chỉ bắt bớt để tôm không bị bệnh do mật độ dày và duy trì cho ăn để tôm không mất sức. Hy vọng qua đợt giãn cách này, giá tôm sẽ bình ổn trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Trưởng Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, cho biết, giá tôm nuôi đang thấp và khó tiêu thụ nên Trung tâm khuyến cáo nông dân cần tiếp tục chăm sóc, kéo dài thêm thời gian nuôi, chờ nhu cầu thị trường bình ổn trở lại. Riêng đối với tôm - lúa, do thời gian qua trời đã có mưa nhiều, tôm đã thích nghi với độ mặn giảm dần nên nông dân vẫn giữ tôm nuôi và vừa tranh thủ rửa mặn cho đất, để cho kịp xuống giống lúa mùa vụ tiếp theo.

Dự báo, nhu cầu tiêu thụ tôm thời gian tới sẽ tăng do nguồn cung bị thiếu hụt, nhiều nước sản xuất tôm bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên sẽ giảm sản lượng. Do đó, ngành Nông nghiệp Kiên Giang khuyến cáo nông dân tiếp tục duy trì, đẩy mạnh việc thả nuôi tôm, nhất là nuôi công nghiệp theo hình thức 2-3 giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao, để tăng sản lượng tôm nuôi. Phấn đấu sản lượng tôm nuôi của tỉnh năm 2021 thu hoạch đạt 105.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với kế hoạch được giao.      

Tại TP Cần Thơ và Ðồng Tháp nhiều hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao cũng đang kéo dài thời gian nuôi bởi vì giá tôm hiện nay đang xuống thấp chỉ còn 160.000-170.000 đồng/kg do bị ảnh hưởng dịch bệnh nên khó tìm đầu ra. Trong khi đó mọi thứ đầu vào đều tăng, nhất là giá thức ăn cho tôm hiện nay đều tăng cao, nếu giá bán tôm như hiện nay thì nông dân không có lãi mà thậm chí thua lỗ.

Ðể tiết giảm chi phí cho tôm ăn các hộ nuôi đã tận dụng thức ăn có sẵn như khoai mì, khoai lang, cơm dừa khô hay bắp… cho tôm ăn giai đoạn cầm cự này. Ông Lê Văn Phiêm, ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ  có 1ha nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đang trong giai đoạn thu tỉa tôm bán, nhưng cả tháng qua do dịch bệnh COVID-19 không có thương lái đến thu mua. Vì vậy ông áp dụng giải pháp tiết kiệm cho tôm ăn thức ăn công nghiệp khoảng 30-50% và kết hợp với cho ăn giặm thêm các loại củ quả sẵn có tại địa phương. Ðây là các loại cây trồng được nông dân trồng quanh bờ bao ao nuôi tôm.

Ông Phiêm cho biết thêm, trước đây thường tôm nuôi sau khoảng 6 tháng, người dân bắt đầu tuyển lựa những con tôm lớn trước để thu hoạch tỉa bán dần đến khi kết thúc vụ tôm mới ngưng, với tổng thời gian kéo dài trong khoảng 10 tháng. Cách làm này không chỉ giúp nông dân có thu nhập thường xuyên và có thể bán tôm được giá cao, mà còn tận dụng hiệu quả được nguồn thức ăn trong ao nuôi, hạn chế tình trạng cạnh tranh về thức ăn giữa tôm lớn và tôm nhỏ.

Theo hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, với diện tích ao nuôi khoảng 1ha, người dân có thể thu hoạch đạt tổng sản lượng tôm từ 1-1,2 tấn. Trong các năm trước, nhờ tôm bán được giá cao lên đến 220.000-240.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), mỗi héc-ta nuôi tôm càng xanh nông dân có thể thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/vụ nuôi, sau khi trừ chi phí đầu tư.

Năm nay giá tôm càng xanh có phần giảm thấp so mọi năm do dịch COVID-19, tôm loại 20 con/kg hiện chỉ còn khoảng 160.000 đồng/kg. Dù vậy, các hộ nuôi tôm cho biết, nuôi tôm vẫn có lời dù khá thấp và với phương thức thu tôm tỉa dần, bà con kỳ vọng dịch COVID-19 sớm được khống chế để có cơ hội bán tôm giá cao hơn trong thời gian tới.

Theo Lê Vũ - Phúc Nghi (Báo Cần Thơ)

https://baocantho.com.vn/giai-phap-de-dbscl-giu-vung-san-luong-tom-nuoi-a136945.html

Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương

Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương

(NSMT) - Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện mô hình nuôi chồn hương, mở ra hướng đi mới cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng

Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng "lập đỉnh"

Giá vàng liên tục tăng đã tạo điều kiện cho dịch vụ thuê vàng cưới ra đời và phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này.

Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?

Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.

Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose

Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose

Hậu Giang có vùng trồng khóm (dứa) bạt ngàn. Tiếp sau trái khóm vàng óng, thơm ngon, kết quả công trình nghiên cứu công nghệ ứng dụng từ lá khóm tạo được nguồn vật liệu mới, công dụng tuyệt vời.

Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm

Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm

Theo chia sẻ của anh Phan Thanh Xuyên ở ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, sở dĩ anh chọn cây mãng cầu xiêm để “đổi đời” là vì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc; trái và các sản phẩm chế biến từ trái mãng cầu xiêm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng. Anh đã quyết tâm thuê đất để trồng loại cây mà anh tin tưởng là sẽ giúp vực dậy kinh tế gia đình. Hiện tại, với 7 công mãng cầu xiêm, anh có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Xóm trầu Vĩnh Lộc

Xóm trầu Vĩnh Lộc

Ít ai biết rằng, tại ấp Vĩnh Lộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) vẫn còn những vườn trầu nép mình bên dòng sông Cái Bé. Vườn trầu cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình các mẹ, các chị. Tảo tần với vườn trầu cũng là cách người dân Vĩnh Lộc giữ lại hình ảnh một góc quê yên bình của vùng đất này.

Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết

Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết

(NSMT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc. Vào thời điểm này, làng nghề sản xuất cá khô biển thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân lại tất bật vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đang tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng cá khô đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.