Kiên Giang: Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(NSMT) - Trường Đại học Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Xuân Niệm – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang; đại diện Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, các trường Cao đẳng, Đại học, các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên cùng hơn 200 sinh viên tham dự.
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang khẳng định phát triển du lịch, phát triển kinh biển đóng vai trò chủ lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch thảo luận về những tiềm năng và thách thức để phát triển du lịch gắn với kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Thúc đẩy hơn nữa việc kết nối nghiên cứu khoa học và thực tiễn, xác định một số định hướng chính nhằm phát triển du lịch và kinh tế.

Toàn cảnh hội thảo Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội thảo đã nhận được 15 bài tham luận với các nội dung như: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang; Thực trạng, tiềm lực, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển du lịch biển Kiên Giang gắn với phục hồi và phát triển các làng nghề, nghề truyền thống; Giải pháp nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Giá trị lịch sử cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long; Lợi thế du lịch biển đảo ở Đồng bằng sông Cửu Long; Du lịch xanh – giải pháp phát triển du lịch bền vững; Phát triển du lịch cộng đồng nhằm đảm bảo sinh kế cho người Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang…

Phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Nhàn – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang là 1 trong 28 tỉnh, thành trong cả nước có biển, là tỉnh có hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ đa dạng, tài nguyên với tiềm năng đất đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh, biển đảo. Vùng biển Kiên Giang có diện tích khoảng 63.290km2, 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 40 hòn đảo có dân cư sinh sống. Vị trí và điều kiện tự nhiên đặc thù tạo ra cho tỉnh Kiên Giang nhiều lợi thế, tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế biển, đảo.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng để tạo sự đột phá trong phát triển tỉnh Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển quốc gia cần phát triển thủy sản, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển nuôi biển theo định hướng bền vững đến năm 2030”, nâng dần tỷ trọng nuôi biển trong cơ cấu ngành thủy sản; phát triển đô thị biển mang đặc trưng của Kiên Giang; Đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch, nhất là du lịch biển, đảo mang bản sắc độc đáo của tỉnh Kiên Giang.
Để phát triển bền vững du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, theo ThS. Nguyễn Hữu Quý, Khoa Du lịch – Khách sạn, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh: các tỉnh nên tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển và cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch. Thực hiện khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển, đẩy mạnh phát triển du lịch xanh và bền vững.
“Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai” - ThS. Nguyễn Hữu Quý nói.

Bên cạnh đó, Hội thảo đã trao đổi, thảo luận những khó khăn, thách thức của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, đặt ra những vấn đề, thực trạng về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng, bền vững, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch biển, định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch hiện nay của tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Đồng thời trao giấy chứng nhận cho 6 tác giả tham gia trình bày báo cáo tại hội thảo Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Khách sạn TTC Cần Thơ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6
(NSMT) - Ngày 4/6, Bà Phạm Thị Thanh - Giám đốc Khách sạn TTC Cần Thơ cho biết, hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6, tập thể Khách sạn TTC Cần Thơ vừa tham gia vệ sinh môi trường tại khu vực Công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Nước Mắm Quốc Hải khuyến mãi ngập tràn quẹt mã QR – Nhận quà liền tay
Trong tháng 5 này, Nước Mắm Quốc Hải có chương trình ưu đãi đặc biệt, bạn đã sẵn sàng nhận quà chưa?
Cần Thơ sẵn sàng cho Artisan Bakery Show 2025 - Điểm hẹn mới của ngành bánh hiện đại
Ngày 16/4 tới, sự kiện Artisan Bakery Show 2025 với chủ đề “Sắc màu – Xu hướng bánh hiện đại” sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị CB Diamond Palace, Cần Thơ. Với quy mô 1.300m², sự kiện quy tụ hơn 35 doanh nghiệp tham gia trưng bày và trình diễn, dự kiến đón tiếp hơn 1.000 khách tham dự đến từ nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ.
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn
Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).
Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.