Xưa - Nay

Ký ức một thời phim chiếu bóng

Thứ ba, 09/11/2021, 11:14 AM

(NSMT) - Phim chiếu bóng được coi là nét đặc sắc một thời ở Việt Nam, là tuổi thơ dữ dội và thanh xuân của rất nhiều người. Đã qua thời gian dài nhưng mỗi khi nhắc tới phim chiếu bóng thì sự bồi hồi rộn ràng lại ùa về cùng biết bao kỷ niệm.

Ở hai miền Nam, Bắc đều có sự ảnh hưởng nhất định từ phim chiếu bóng, nhất là hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn - những nơi mà phim chiếu bóng phát triển mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, do văn hóa và lối sống không giống nhau nên các thể loại của phim chiếu bóng cũng có phần khác nhau và tầng lớp người xem cũng như vậy.

Ở miền Bắc có các phim truyện như Tây Du Ký, Cao bồi,… thì trong miền Nam có cải lương và các thể loại phim nhựa khác. Đồng thời, chất phim mỗi nơi đều không giống nhau.

Mọi người tụ tập lại một chỗ để xem phim chiếu bóng.

Mọi người tụ tập lại một chỗ để xem phim chiếu bóng.

Người ta hay nói "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" có nghĩa là đám học trò nghịch ngợm, quậy phá không ai bằng, trò nào cũng có thể nghĩ ra được. Ở đâu cũng vậy, trẻ em miền ngoài có đủ trò chơi như con gái thì chơi chuyền, chơi ô ăn quan, lũ nhóc con trai lại thích chặt cành ổi tươi làm súng cao su bắn chim, bắn bi,… Nhưng để hấp dẫn được tất cả thì chỉ có phim chiếu bóng.

Được xem phim chiếu bóng có lẽ là một điều vô cùng thích thú và kỳ diệu. Vậy nên đối với trẻ em trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu thường tìm cách lẻn vào bên trong, trốn qua cửa soát vé để được vào xem. Còn trong Sài Gòn đám học sinh lại hay cúp cua trốn học để rủ nhau tới rạp xem chiếu bóng, trên tay xách theo bọc trái cây, quà vặt đem vào.

Mỗi khi có chiếc xe lam đi phát tờ rơi hay banner quảng cáo có đoàn chiếu bóng chuẩn bị về hoặc khi tiếng loa thông báo cất lên là ngay lập tức những đứa trẻ đều xôn xao cười nói, vui như mở hội. Có khi còn đạp xe theo cả chiếc xe lam chỉ để nghe rồi cười tít mắt.

Ngoài Hà Nội còn có cả loại chiếu bóng “chổng mông”. Đặt chiếc máy chiếu rồi trùm chăn lên đầu mông chổng ra ngoài mà xem, mặc dù chỉ là những bức ảnh bất động cùng với đó là âm thanh do người quay tự thuyết minh.

Xem phim chiếu bóng là mong ước của những đứa trẻ lúc bấy giờ.

Xem phim chiếu bóng là mong ước của những đứa trẻ lúc bấy giờ.

Chỉ có như vậy nhưng đó cũng là hoạt động thu hút đám trẻ bấy giờ, là niềm vui không gì sánh được đối với chúng. Có những cậu nhóc hết lần này đến lần khác bày trò trốn vé lẻn vào xem chiếu bóng tới mức nhân viên soát vé nhẵn mặt rồi đuổi khỏi rạp, có khi ở rạp lớn còn bị cảnh sát bắt lên đồn dọn vệ sinh,… có những lúc kì kèo cả khách xem cho đi cùng đến mức nhân viên soát vé tức tối dán cả hình lên trước rạp để cấm vào.

Tại Sài Gòn, các phim cao bồi hay anh hùng Mỹ chiến đấu với người da đỏ rồi cả một số phim Việt Nam như “Biệt động Sài Gòn”,… đều rất ăn khách và có tầm ảnh hưởng lớn. Giống như nhạc sĩ Nguyễn Cường - nhạc sĩ như sống riêng cho Tây Nguyên được xem là hình ảnh cao bồi nguyên mẫu ở Việt Nam cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Phim chiếu bóng có một sức hút mãnh liệt mà không đứa trẻ nào có thể cản được.

Phim chiếu bóng có một sức hút mãnh liệt mà không đứa trẻ nào có thể cản được.

Bởi vậy dù cho bây giờ các rạp chiếu bóng đã không còn nhưng mỗi khi nhắc đến, nhiều người vẫn không khỏi xúc động nhớ về tuổi thơ, nhớ về thanh xuân. Dù có nghịch ngợm quậy phá, dù chỉ là những thước phim đen trắng có khi bị ngắt ngang vì đứt phim ngay đoạn hay nhưng đó vẫn là những ký ức đẹp đẽ và vô cùng hạnh phúc.

Mộc An (T/H)  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.