Sống khỏe

Lợi ích từ món "sữa của nhà nghèo"

Thứ năm, 29/06/2023, 17:25 PM

(NSMT) - Từ thời xưa, những đứa trẻ được nuôi lớn bằng sự ngọt ngào từ chén nước cơm của bà của mẹ với niềm tin con sẽ mau ăn chóng lớn nhờ vào dưỡng chất có trong nước cơm. Vậy nước cơm có thể mang lại những lợi ích gì cho cơ thể?

Thời trước đây, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, ông bà ta quá bận rộn để lo việc đồng áng chăn nuôi nên những đứa trẻ sinh ra cũng chịu nhiều thiếu thốn, sữa dinh dưỡng là thứ vô cùng xa xỉ. Ấy vậy các bà, các mẹ ngoài dòng sữa mẹ còn tìm ra được loại "sữa" chứa hàm lượng dinh dưỡng khá tốt dành cho con em của mình, chính là chén nước cơm hàng ngày. Chính vì thế nước cơm còn được gọi là "sữa của nhà nông" hay "sữa của nhà nghèo". Dưới đây là một số lợi ích đáng chú ý mà nước cơm mang lại, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu thêm về loại "sữa" này.

Nước cơm là món yêu thích của tuổi thơ. (Ảnh: Internet)

Nước cơm là món yêu thích của tuổi thơ. (Ảnh: Internet)

Nước cơm là phần nước sếnh được chắt ra khi cơm sôi có hương thơm dịu và độ béo của gạo, gạo thơm, nước cơm sẽ càng thơm. Để tạo vị ngọt đậm đà, các bà các mẹ sẽ cho thêm đường, còn không sẽ để nguyên vị vì nước cơm khi đó cũng đã có độ ngọt nhẹ được tiết ra từ đường glucose trong hạt gạo. Bởi lẽ, trong hạt gạo có đến 70% là lượng tinh bột và trong đó có khoảng 8% chứa lượng protein cùng các vitamin dinh dưỡng, đặc biệt là loại vitamin B cùng các khoáng chất như Natri, Photpho,... nên khi lớp vỏ cám tan trong nước sẽ bao gồm cả các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nước cơm cũng được coi là một vị thuốc ít tốn tiền đã được áp dụng qua nhiều thời, nhiều đời trong dân gian.

Mặc dù không đủ dinh dưỡng để thay thế cho sữa nhưng nước cơm là món thức uống khá tốt để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhỏ, nước cơm góp phần cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động cả ngày dài. Ngoài ra nước cơm còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt nên khi trẻ sốt cao cũng có thể cho trẻ uống nước cơm để hạ sốt vì có chứa chất kháng sinh, nếu uống nước cơm ấm trẻ cũng bớt ho đàm. Đặc biệt, nước cơm sẽ rất hữu ích cho quá trình tiêu hóa của trẻ nhờ hàm lượng vitamin cao, trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn và hạn chế tiêu chảy.

Các chất dinh dưỡng từ lớp vỏ cám ở hạt gạo hòa tan trong chén nước cơm. (Ảnh: Internet)

Các chất dinh dưỡng từ lớp vỏ cám ở hạt gạo hòa tan trong chén nước cơm. (Ảnh: Internet)

Đối với người lớn, nước cơm cũng giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày rất phù hợp với những người đang bệnh hoặc mới ốm dậy và hạn chế trong việc ăn uống do chứa hàm lượng hydrate rất cao. Nước cơm từ loại gạo còn chứa nguyên phần cám như gạo lứt còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gạo đã tách cám, tuy nhiên ở gạo lứt có chứa một số thành phần gây khó tiêu ở trẻ nhỏ nên trẻ dưới 3 tuổi không nên cho dùng nước cơm gạo lứt.

Vào thời tiết nóng nực của mùa hè, cơ thể rất dễ mất nước nên các chất dinh dưỡng có trong nước cơm có thể giúp bù nước để tăng cường sức bền, sự dẻo dai. Thành phần chất xơ có trong lớp cám gạo và tan vào nước nên khi uống nước cơm chất xơ sẽ thúc đẩy đường tiêu hóa làm giảm nguy cơ táo bón.

Bên cạnh đó, nước cơm còn trở thành người bạn đồng hành hữu ích cho làn da sáng khỏe rất nhiều chị em phụ nữ mong muốn vì chất oryzanol trong nước cơm có khả năng bức xạ tia cực tím. Vì vậy sau khi đi dưới trời nắng gắt về có thể dùng nước cơm đã nguội hẳn để rửa mặt giúp làm dịu da mặt và thường xuyên dùng nước cơm rửa mặt sẽ giúp ngăn ngừa sự tác động của tia UV lên da. Phần tinh bột lắng của nước cơm còn có khả năng làm mờ những vết chàm trên da, mang lại sự tự tin với làn da đều màu.

Mộc An (T/H)  
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.