Mẹ cần chú ý gì khi nấu đồ ăn dặm cho các bé?
(NSMT) - Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng của trẻ nhỏ. Vì vậy nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi nấu thức ăn cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.
Chế biến thức ăn đa dạng, mềm và dễ tiêu hóa
Tránh cho trẻ ăn bữa chính bằng những thức ăn thô, nguyên hạt, khó tiêu, thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
Đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày và phụ huynh cần để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
Với những trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, phụ huynh cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
Ngoài ra khi bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi, nước rau và ăn thêm hoa quả xay sinh tố hoặc cắt miếng nhỏ để cung cấp đủ vitamin, và chất xơ nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn các dụng cụ trong bộ làm đồ ăn dặm cho bé để hỗ trợ đắc lực cho quá trình tập ăn dặm của con.
Không nên nêm muối vào thức ăn
Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn nhạt để thận của bé không phải “làm việc” quá tải. Nêm nhiều muối khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi bé lớn. Thói quen này dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.
Ở tuổi ăn dặm dưới 1 tuổi, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa một lượng muối như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau. Do vậy, không nên cho muối vào thức ăn của trẻ.
Lượng muối phù hợp với trẻ như sau: Trẻ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, nhu cầu muối khoảng 1g. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g. Lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cà phê rồi tăng dần. Nên nêm nhạt vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với trẻ.
Không nên lạm dụng nước hầm xương để nấu thức ăn
Không nên lạm dụng nước hầm xương vì trong nước hầm xương có chứa canxi vô cơ. Cơ thể bé không thể hấp thu được loại canxi này, từ đó dẫn tình trạng còi xương, chậm mọc răng do bị thiếu canxi.
Rửa sạch nguyên liệu
Các bé sơ sinh, bé nhỏ tuổi đường ruột rất yếu, hệ tiêu hóa kém nên khả năng miễn dịch chưa tốt. Trên các nguyên liệu thường dính đất cát, sâu bọ, những vi khuẩn có hại, vì vậy ba mẹ cần lưu ý rửa sạch tay, thực phẩm và dụng cụ nấu ăn trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối cho bé.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.