Nét đẹp của con người từ sức lao động và khát vọng
“Ông già và biển cả” của Ernest Miller Hemingway - một cuốn tiểu thuyết ngắn ca ngợi con người, sức lao động và khát vọng của con người. Tiểu thuyết trên đã được chuyển thể thành phim cùng tên và đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá.
Tác phẩm “Ông già và biển cả” với tên tiếng Anh “The Old Man and The Sea” được viết bởi nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway (1899 - 1961). Đây là một tiểu thuyết ngắn được viết vào năm 1951 tại Cuba và được sản xuất vào năm 1952. Trong cuộc đời của mình, Hemingway đã viết tất cả 10 tiểu thuyết, 10 tuyển tập và ghi chép 17 câu chuyện có thật của chính ông.
“Ông già và biển cả” được coi là tác phẩm hay nhất và thành công nhất của Ernest Miller Hemingway vì tác phẩm này đã đem về cho ông giải thưởng Pulitzer (Giải Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất) cũng như góp phần để giúp ông nhận được giải Nobel Văn học năm 1954.
Tại Việt Nam, quyển sách này được phát hành năm 1999 bởi Nhà xuất bản Văn học và do Lê Huy Bắc cùng các cộng sự biên dịch.
Câu chuyện bắt đầu tại ngoại ô thành phố La Habana xinh đẹp, có một ông lão đánh cá tên là Santiago sống cô độc một mình trong một túp lều bên bờ biển. “Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng nhiệt lưu, đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào”. Không những vậy, người bạn đồng hành của ông phải rời xa trước khi bắt đầu chuyến đi. Mở đầu khiến chúng ta ít nhiều cảm thấy bi quan, chán nản. Tuy vậy, Satiago không như thế, lão mạnh mẽ đến lạ thường, đôi mắt lão cho biết điều đó: “Mọi thứ trên người lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt”. Vâng, lão mạnh mẽ, sự lao động không ngừng mệt mỏi, bất chấp thời gian và tuổi tác để được chạm tay tới thành công.
Lão Santiago - người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về. Những tưởng vận may đã mỉm cười khi ông có thể thu phục con cá kiếm đẹp nhất trên đời, lũ cá mập lại lao tới rỉa sạch con cá kiếm duy nhất của ông lão. Ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương cá to đùng. Và đáng buồn thay, khi cuộc hành trình kết thúc, thành quả duy nhất ông lão thu được chỉ còn là bộ xương vô dụng.
Có thể nói, bộ xương cuối truyện là chi tiết đắc giá nhất mà Hemingway đã xây dựng. Sau chuyến hải trình dài ba ngày như thế, thứ mà lão mang về chỉ là một bộ xương, một bộ xương của loài cá kiếm khổng lồ. Điều đó khiến cho người ta phải băn khoăn suy nghĩ, liệu không biết Santigo thất bại hay thành công? Cá kiếm, niềm khao khát và ước mơ của lão, đã bị bọn cá mập chén sạch. Và bộ xương mà lão đem về như một cách mà Hemingway muốn mỉa mai và phơi bày góc khuất của cuộc sống "Không phải nổ lực nào cũng được đền đáp xứng đáng. Hình ảnh những con cá mập cũng chính là những kẻ ganh ghét, đố kị thành công của người khác trong cuộc sống".
Với 123 trang của cuốn tiểu thuyết ngắn và với ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của mình Hemingway đã khắc họa được hình tượng của nhân vật Lão Santigo. Sau những chuyến đi thất bại niềm hy vọng của Santiago chưa bao giờ chùn xuống mà càng mãnh liệt hơn. Mặc dù biển có đối xử tệ với lão như thế nào thì lão vẫn không trách biển cả mà ngược lại lão còn yêu nó tha thiết như yêu một người phụ nữ.
“Ông già và biển cả” đã được Hemingway miêu tả đầy chân thật, sinh động, rất hấp dẫn, cuốn hút người đọc đến từng chi tiết khiến bất kỳ môt ai khi đọc cuốn sách cũng không thể rời mắt. Cuốn sách đã mang đến những bài học, những triết lý sống rất thân thuộc, gần gũi và sâu sắc và đầy tính giáo dục mà đôi khi chúng ta lại lãng quên mất trong cuộc sống.
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.